Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Khả năng thu hút chim của nhà nuôi chim yến - vật liệu và yêu cầu trong xây dựng

Nhà nuôi chim yến hoạt động, sau thời gian 12 tháng đầu, khoảng thời gian này thật ngắn so với cuộc đời trăm năm nhưng lại thật dài với người làm kỹ thuật và với chủ nhà yến. Tháng đầu có chim vào thăm rồi ở lại, 3 tháng, rồi 6 tháng có vài chục chim yến về ở và bắt đầu quẹt tổ, số lượng chim yến cứ tăng theo thời gian


 Sau 1 năm có cả trăm con, rồi thoáng vài năm có cả ngàn con, rồi vài và chục ngàn con, thu hoạch trên chục kg mỗi tháng. Đây là một nhà yến phồn thịnh, chủ nhà yến hạnh phúc, thu hồi vốn nhanh và tận hưởng cái giàu do chim yến mang lại. Cũng có rất nhiều nhà yến lại không được như vậy và rơi vào hoàn cảnh sau 2-3 năm có vài trăm con nhưng rồi không tăng đàn hoặc tăng rất chậm. Vậy những lý do hay yếu tố gì thu hút chim yến của nhà yến.





1. Vùng chim yến hoạt động tốt, môi trường tự nhiên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và phong phú


Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định nhà yến có dân số chim yến tăng nhanh hay chậm và nhiều hay ít, cũng như quyết định đến 1 làng nuôi chim yến có phồn thịnh hay thất bại ? Vùng chim yến hoạt động, được hiểu là: (a) Ở khu vực có nhiều nhà nuôi chim yến như vùng Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, Tp. HCM, thị xã Gò Công, khu lấn biển Rạch Giá. (b) Ở khu vực chim đến săn mồi côn trùng. (c) Ở khu vực nằm trên đường bay của chim yến. Yếu tố (a) và (b) là quyết định nhiều đến sự tăng dân số chim yến, yếu tố (a) không có tính quyết định tạo nhà yến phồn thịnh nhanh bằng yếu tố (b) là vì tính thích bày đàn đông vui của chim yến tơ và tính hấp dẩn đồng đều của nhiều nhà yến cạnh tranh trong một khu vực chia nhỏ lượng chim yến tơ vào nhà yến.

 Nhà yến mới xây dựng tại các vùng có nhiều nhà nuôi chim yến buộc phải chịu sự tranh giành lôi kéo chim yến từ những nhà yến cũ. Nhà yến mới dù thỏa mãn đủ các yếu tố kỹ thuật, trong 1,2 năm đầu chim vẩn về ở ít và tăng chậm. Nhà yến cũ có sức thu hút tốt hơn nhà yến mới và cộng thêm tính thích bày đàn, chim yến tơ khi tìm nơi cư trú mới thường chọn những nhà yến có nhiều chim đang sinh sống. Nhà yến mới có sức thu hút nhiều chim yến đến, lúc nào cũng có chim đến thăm viếng, quần đảo, ra vào nhưng khi sẫm tối thì tản ra nhà ai về nhà nấy.

 Chim yến tơ cần nơi trú ở thì vào những nhà yến cũ gần đó theo tính thích bày đàn đông vui, rất ít số chim mới này chịu vào nhà yến mới ở. Nhà yến mới, những tháng đầu chim vào ở ít, khi đã được vài chục chim ở thì chính nhờ tính bày đàn này sẽ thu hút giúp số lượng chim về ở tăng nhanh hơn. Nhà yến mới nằm trong khu vực chim yến nhiều nơi đến săn mồi côn trùng thì khả năng thu hút chim về ở nhanh ngay trong những tháng đầu.

Nhiều đàn chim yến đến săn tìm côn trùng ăn no, chim yến tơ vào thăm dò và có nhiều khả năng ở lại, số nhà yến ít, số lượng chim tơ đến nhiều thì khả năng chim vào ở lại nhiều hơn.  Vùng chim đến hoạt động săn mồi là vùng rừng cây bụi, rừng trồng bạch đàn, keo tràm… và theo vùng khí hậu.   (a) Vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới nóng ẩm từ Đà Nẳng vào các tỉnh miền Nam, chim đến thường xuyên quanh năm, nhà nuôi chim yến ở đây dân số chim yến sẽ tăng rải trong năm. (b) Vùng từ Huế ra tới các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định.

 Dân số chim yến tăng theo mùa bùng phát sinh sôi nẩy nở của côn trùng sau thời gian ngủ đông lạnh rét, chim yến bị cuốn hút đến rất nhiều và nhanh hơn vùng (a). Vùng hoạt động của chim yến cũng thay đổi theo mùa và từng khu vực. Khu vực có sông lớn, nhiều ao, hồ sẽ giúp tạo ẩm độ cao luôn trên 60%, cây bụi luôn luôn sinh trưởng, côn trùng ẩn nấp sinh sống, sản sinh nhiều.

Ở vùng ít sông ao hồ vào mùa nắng khô hạn, cây bụi không sinh trưởng, không có lá non làm thức ăn, côn trùng sản sinh ít, các nhà yến ở đây có sức tăng đàn theo mùa mưa/nắng chậm, ít. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa làm thay đổi vùng hoạt động săn mồi. Các làng yến Việt Nam chưa xảy ra tình trạng này. Con số 200.000 nhà yến ở Indonesia và 60.000 nhà yến ở Malaysia, thực chất chỉ 60-65% là đang khai thác có hiệu quả, số nhà nuôi chim yến còn lại là những làng chim yến thất bại. Đã thấy 5-6 làng yến xây từ những năm 1960-2000 ở đây bị thất bại.

 Cách Jakarta khoảng 50-60 km về hướng nam, có làng chim yến Serpong, cạnh ngôi đền thờ Thần Cua, có khoảng trên 70 nhà yến, xây dựng từ năm 1996, sau năm 2006 được đánh giá là hoàn toàn thất bại, chỉ vài căn nhà có chim về ở nhưng chỉ có vài chục đến vài trăm con. Ở Thị Xã Mentakab, Pahang cũng là một điển hình cho một làng chim yến của Malaysia bị thất bại Những căn nhà yến này nằm trong khu vực bị đô thị hóa quá nhanh, chủ đầu tư và những người làm kỹ thuật không tiên lượng được.

Trong vòng bán kính 30 km, gần như đã đô thị hóa hết chỉ còn vài mãng cây bụi, cây nông nghiệp. Ở Việt Nam, có hơn 3.500 nhà yến, có 3 trung tâm nuôi chim yến tập trung lớn, vùng Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, Khu lấn biển Rạch Giá và Thị Xã Gò Công… Trong tương lai sau năm 2030 những nhà nuôi chim yến nằm trong các quận nội ô của TP. HCM dễ bị vướng vào tình trạng này, các vùng chung quanh bị đô thị hóa, chim yến chuyển vùng săn mồi đi xa hơn.




2/ Khả năng thu hút chim yến của các nhà yến do tác động của chủ nhà yến ?


Có rất nhiều nhà yến phồn thịnh bằng nhiều cách do tác động của chủ nhà yến, dân số tăng mỗi năm 20-30% và sau 3-4 năm họ đã thu được 3-5 kg/tháng, có nhà cũng trên 10-15 kg/tháng, và cũng có những nhà yến mà sự phồn thịnh của nhà yến đến bằng sự nổ lực đặc biệt của chủ nhà yến. Một Tiến sĩ ngành Điểu học ở Johor, Malaysia có nói “trên đường chim yến tìm đến một nhà yến, chim đã bay qua rất nhiều nhà yến, nghe được rất nhiều âm thanh nhưng nó chỉ đến một nhà yến là do yếu tố gì, đó là khả năng thu hút chim yến của nhà yến, đó là ÂM THANH với vài dấu +++ thêm, các yếu tố cộng thêm tuy nhỏ nhưng rất quan trọng quyết định sự phồn thịnh của nhà yến”.

 Các yếu tố này là do mùi và nguồn côn trùng mồi ăn cho chim yến. Mùi tạo thành yếu tố thu hút chim yến phải duy trì thường xuyên và lâu dài, tạo thành mùi quen thuộc, không gây sốc, chim yến có thể bỏ đi. Tùy chủ nhà yến, có thể sử dụng một trong những dòng sản phẫm đang có trên thị trường hoặc cho riêng mỗi nhà yến. Nguồn côn trùng mồi ăn cho chim yến tạo ra bằng cách thu hút côn trùng tự nhiên có trong các khu bụi cây chung quanh hay dùng MICO-2 (VN) hay DHP, Walitein (Mã Lai) để gây nuôi. Nhược điểm của các sản phẫm này là dể bị khô cứng sau 2-3 tuần sử dụng, giết chết ấu trùng ruồi giấm, phải cho thêm nước hay dùng con Mẽ chua hoặc bột men Bia để hổn hợp gây nuôi côn trùng mềm ra và có nước.

3/ Các yếu tố môi trường trong nhà nuôi chim yến phải giữ đạt yêu cầu kỹ thuật và ổn định.


Ngoài những vấn đề có thể thực hiện giúp cho nhà yến phôn thịnh cũng phãi nói thêm là các vấn liên quan đến môi trường của nhà yến cũng phải được duy trì trong tình trạng tốt nhất. Một cách làm không mới là tổ yến giả nên được gở bỏ tùy theo số lượng chim về ở và số tổ yến chim làm tổ, có tháo bỏ tổ giả thì chim yến mới làm tổ yến mới đầy đủ.

Những tổ giả đã tháo, sau khi lấy tổ yến nên đóng lại tại những vùng mới trong nhà yến mà chim chưa đến ở hoặc đến rất ít để tăng mùi trong các vùng khác của nhà yến, chim yến mới sẽ đến vùng này để trú ở. Trong việc xây dựng nhà nuôi chim yến thì tùy theo điều kiện khí hậu của địa phương, ta sẽ quyết định vật liệu thích hợp và các yếu tố trong việc xây dựng nhà nuôi chim yến.

Kích thước phòng nuôi chim yến


– Nếu phòng nhỏ hơn, nhiệt độ bên trong sẽ nóng hơn.

 – Nếu phòng thấp hơn, nhiệt độ bên trong sẽ tăng lên.

 – Nếu phòng rộng hơn, nhiệt độ bên trong sẽ lạnh hơn.

Vật liệu cho việc xây tường


– Những vật liệu như bản gỗ, tre thì không thích hợp cho việc làm tường, bởi những điều kiện bên trong ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hấp thu không khí từ bên ngoài. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc điều khiển nhiệt độ lý tưởng cho môi trường sống của chim yến.

 – Bê tông là vật liệu lý tưởng cho việc xây tường bởi nhiệt độ bên trong ngôi nhà bởi nhiệt độ bên trong ngôi nhà sẽ dễ điều chỉnh hơn cho phù hợp với môi trường sống lý tưởng của chim. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý những điểm sau:

 + Bê tông dày làm nhiệt độ bên trong lạnh hơn.

 + Bê tông mỏng làm nhiệt độ bên trong nóng hơn.

 + Bê tông bằng xi măng không thể giữ hơi nước, mà hơi nước có thể làm tăng nhiệt độ






Vật liệu cho việc xây


  – Ta có thể dùng amiăng hoặc kim loại, đất sét để làm mái. Mái làm bằng đất sét có thể sẽ làm nhiệt độ lạnh hơn 2 vật liệu kia.

 – Nếu ta dùng mái bê tông thì trong khu vực nóng sẽ bị nóng hơn và ngược lại sẽ lạnh hơn trong khu vực lạnh.

 – Chúng ta cần che chắn cho mái khỏi ánh nắng trực tiếp trong vùng nóng. Ở khu vực lạnh thì không cần thiết.

 – Mái góc cạnh sẽ tăng nhiệt độ hơn so với mái dốc.

Những dữ liệu cần thiết trong việc lên kế hoạch xây dựng nhà chim yến đúng cách

  Tổ yến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của cơ thể chúng ta. Do đó, yến hiện đang là loại thực phẩm đang rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
>> Nên chưng tổ yến sào với bạch quả như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với bạch quả hợp lí nhất 

1 Người bị tiểu đường có ăn tổ yến không?


Theo các phân tích khoa học, trong tổ yến có chứa chất Leucine, chất này có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra trong yến còn có Isoleucine, loại axit amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Do đó Yến được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Chất Isoleucine giúp ổn định lượng đường trong máu.

Ngoài ra tổ yến còn giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực, giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Lưu ý: Không bỏ đường khi chế biến yến hoặc chỉ dùng loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường khi chế biến.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với nồi điện khoa học 




2 Tổ yến cho bà bầu – Lợi hay hại ?

>> Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu nhờ món yến chưng hạt sen, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với hạt sen thơm ngon 
Chất Glycine trong tổ yến giúp giảm nguy cơ tiền kinh giật ở phụ nữ đang mang bầu, giảm hiện tượng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. Chất Tryptophan trong yến tổ giúp chống trầm cảm, các bà mẹ cảm thấy vui vẻ, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi. Chất Serotonin và Melatonin rất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ cũng như sự cân bằng nitrogen ở phụ nữ mang thai. Người mẹ khi mang thai được ăn yến thì em bé sinh ra khỏe mạnh, không mắc các bệnh về phổi và cơ quan hô hấp.

 Chất Threonine là hoạt chất hình thành elastin và collagen của da, giúp cho da không bị lão hóa. Nếu có điều kiện sử dụng tổ yến đều đặn hàng ngày, các chị em phụ nữ sẽ luôn có được làn da trẻ đẹp và giảm bớt nếp nhăn trong quá trình mang thai. Sản phụ sau khi sinh lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sức đề kháng yếu. Nguồn dinh dưỡng quý giá trong yến tổ sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình phục hồi cho người mẹ.

3 Lông yến có độc hay không? Ăn lông yến có sao không?


Không, cơ thể chúng ta sẽ thải những lông này qua đường tiêu hóa. Mục đích của việc nhặt thật sạch lông trong yến là để tôn lên nét tinh khiết và thẩm mỹ của món ăn tổ yến , sợi yến khi đưa vào miệng phải trắng sạch thì cảm giác ăn mới ngon chứ không phải lo sợ các lông tơ sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Bạn hãy thử ngầm so sánh khi ta ăn một hột vịt lộn thì sẽ hiểu.

4 Tổ yến càng trắng càng tốt ?

>> Chưng yến với đậu xanh bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với đậu xanh nhanh nhất 
Yến tổ bình thường có màu trắng ngà hoặc hơi vàng. Yến tổ được tạo ra từ nước bọt của loài chim yến, thức ăn của chim này là các loài côn trùng nhỏ bay trong không trung. Tùy theo mỗi vùng kiếm ăn khác nhau với những loài côn trùng đặc trưng khác nhau của từng vùng sẽ dẫn đến màu của yến có sự khác nhau ít nhiều theo vùng miền. Nếu bạn thấy màu yến tổ trắng quá thì có thể là đã bị tẩy trắng để bắt mắt và mạo nhận là hàng tốt.

5 Ăn tổ yến có đẹp da không và Ăn vào có bị mập không?


  Threonine có trong yến là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên da sẽ ít nổi mụn, tàn nhang, vết nám, có được làn da mịn màng. Đặc biệt, trong yến tổ không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân.

 Ngoài ra, trong tổ yến có chứa một hàm lượng lớn chất Proline là nguồn bổ sung lý tưởng cho việc phục hồi các cơ, các mô và da. Tổ yến giúp hỗ trợ cơ thể giải độc, thu nhỏ lỗ chân lông, hỗ trợ phân chia tế bào, kích thích và tái tạo nhanh chóng tế bào da mới. Hơn nữa yến giúp cho giấc ngủ sâu, giúp giảm đi sự căng thẳng, lo âu, mệt mỏi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vết nhăn trên da.

 Do đó khi dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp chị em luôn có một làn da mịn màng, đàn hồi, hồng và sáng đẹp tự nhiên. Tổ yến là một bổ phẩm thuần thiên nhiên quý giá, ngoài việc giúp bồi dưỡng sức khỏe con người như chúng ta đã biết, đây còn là một sản phẩm dưỡng da chăm sóc sắc đẹp, được xem là thực phẩm “vàng” cho chị em phụ nữ.




6 Kiểu xây dựng ngôi nhà

>> Để tìm hiểu kĩ hơn về cách chưng tổ yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào cực hấp dẫn 
– Kiểu mẫu ngôi nhà trong khu vực nóng (> 27 độ C) – Kiểu mẫu ngôi nhà trong khu vực lạnh (< 26 độ C)

7  Các loại vật liệu của ngôi nhà như thế nào ?


Các vật liệu được chọn phù hợp với đặc điểm của khu vực và điều kiện khí hậu trung bình. Chẳng hạn như chọn vật liệu cho mái nhà nên chọn loại thích hợp với nhiệt độ của khu vực. Vật liệu phù hợp cho khu vực nhiệt độ cao không dùng được cho khu vực lạnh

8  Kích thước hiệu quả của ngôi nhà


Theo điều kiện khí hậu, kích thước của mỗi phòng nên khác nhau, những phòng thích hợp với khu vực nhiệt độ cao nên làm cho phù hợp một lần nữa cho khu vực đó



9 Vị trí của ngôi nhà và sân chim yến bay


  – Vị trí của ngôi nhà và sân chim yến bay phải được tính toán và phù hợp với khoảng sân cho trước. Nếu sân bị hạn chế về kích thước và không thể phân nó thành điều kiện tối thiểu phù hợp cho ngôi nhà và sân chim yến bay dạo, ta nên lập kế hoạch tìm 1 nơi khác phù hợp hơn.

 – Vị trí của ngôi nhà và sân chim bay phải thích hợp với dữ liệu về sân chim yến bay. Đường bay của loài chim địa phương có thể được thay đổi dần dần bằng cách đưa vào 1 số phương tiện đặc biệt.

10  Những phương tiện và vật xây dựng cho sự an toàn

>> Mời bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách chưng tổ yến với mật ong 
– Những ngôi nhà chim yến phải được bảo vệ tránh khỏi về yếu tố quấy rầy như động vật ăn thịt và kẻ trộm. Ta phải luôn ghi nhớ và cần phải bảo vệ an toàn bằng những bức tường với độ dày hợp lý, độ cứng và chiều cao

 – Có rất nhiều trường hợp trộm tổ yến, ta cần phải lắp đặt các phương tiện bảo vệ như cửa thép, cửa bí mật, trần và sàn bê tông hoặc 1 dạng mái kim loại.





11  Điều khiển đường bay của chim

>> Để yến sào thơm ngon hơn khi chưng yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến lá dứa ngon nhất 
– Một số ngôi nhà chim yến mới sử dụng các thiết bị cho các yếu tố đường bay và quyết định vị trí những lỗ vào của ngôi nhà. Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ có được những thông tin hữu ích trong việc lên kế hoạch xây dựng nhà nuôi chim yến

Tác dụng của yến sào với việc giảm cân và một số lưu ý khi dùng

  Tổ yến có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt không chỉ mang lại chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta và phù hợp với mọi đối tượng người dùng, mà còn mang lại nhiều lợi ích vóc dáng, làn da cho các chị em phụ nữ.


Công dụng của tổ yến với việc giảm cân ra sao

>> Hỗ trợ giảm cân bằng món chè yến hạt sen, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với hạt sen ngon nhất 
Theo Đông Y học, tổ yến có vị ngọt, tính bình, hỗ trợ tốt sức đề kháng của chúng ta, giúp trị các bệnh cảm cúm và dị ứng của cơ thể. Phương pháp sử dụng yến hợp lý là 1 – 2 lần/tuần, giúp sức khỏe vượt trội, tinh thần sảng khoái, tăng cường sức đề kháng, giúp những người thừa cân đang muốn giảm cân giảm được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tạo sự tự tin và giúp giữ gìn nét thanh xuân của chị em phụ nữ.

 Tổ yến chứa hàm lượng protein cao, nhưng lại không chứa chất béo và không tích mỡ thừa, nên sự dụng tổ yến cho việc giảm cân là hoàn toàn có lợi. Thành tố leucine chiếm tới 4.56% có tác dụng điều hòa dinh dưỡng, lưu thông lượng máu trong cơ thể, nâng cao tỷ lệ đốt cháy chất béo, giúp mỡ thừa được tiêu tan nhanh chóng.

 Tuy nhiên trong quá trình giảm cân, không chỉ riêng sử dụng tổ yến làm các món ngon, mà còn cần có sự kết hợp chế độ ăn uống, vận động hợp lý, hạn chế dùng những thực phẩm có nhiều chất béo…là phương pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng như ý.





Một số gợi ý cho người đang muốn giảm cân

>> Bật mí công thức chưng yến sào thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đậu xanh ngon nhất 
– Nên dùng tổ yến kết hợp chế độ ăn uống khoa học nhiều rau xanh và ít chất béo.

 – Trong quá trình chế biến thức ăn nên chọn những thực phẩm ít chất béo, dầu mỡ.

 – Tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày cung cấp chất xơ và vitamin có lợi, cùng chất khoáng dồi dào, giúp cơ thể cân bằng dưỡng chất, tiêu hóa dễ dàng hơn.

 – Uống nhiễu nước mỗi ngày, với phụ nữ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày có lợi cho làn da và vóc dáng.

 – Nên dùng tổ yến vào buổi sáng, buổi tối khi bụng không quá no, dùng lúc đói càng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt

 – Tăng cường vận động thân thể bằng các bài tập thể dục phù hợp, giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, đào thải độc tố là những điểm tựa để bạn giảm cân.

1/ Ăn tổ yến vào lúc nào là tốt ?


Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn tổ yến tốt nhất vào lúc bụng đói, thường là sáng sớm khi mới thức dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố lên rất cao, khi đó các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể nhiều nhất và được sử dụng tốt nhất cho cơ thể.




2/ Ăn tổ yến bao nhiêu là đủ? Ăn nhiều có tốt không?


Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể con người là có giới hạn, do đó khi nạp vào quá nhiều thì một phần các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết sẽ bị thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Do đó mỗi lần ăn chỉ cần dùng khoảng 3g yến tổ (loại khô, sạch lông) cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi, 5g – 10g cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn là đủ. Không cần dùng quá nhiều yến tổ trong một lần ăn vì như thế cơ thể sẽ không thể hấp thu hết các thành phần dinh dưỡng trong tổ yến sẽ rất lãng phí.

3/ Cách chưng tổ yến đơn giản và đúng cách nhất !


Cách chế biến tổ yến đúng cách nhất là chưng cách thủy. Bằng cách này, nhiệt độ trong chén đựng tổ yến không thể vượt quá 100 độ C, các chất dinh dưỡng trong tổ yến được bảo lưu tốt nhất. Nếu dùng phương pháp nấu trực tiếp thì rất khó điều chỉnh được nhiệt độ, khi đó nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tự nhiên trong yến.

Dù bạn có chế biến bất cứ món gì thì tốt nhất là nấu riêng yến bằng cách chưng cách thủy với lửa nhỏ, sau đó cho yến đã chưng vào món ăn mà bạn muốn chế biến.

4/ Ăn tổ yến thế nào cho đúng cách ?

Nên ăn yến hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn khi cảm thấy trong người mệt mỏi. Ăn yến không cần ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn mà quan trọng là dùng đều đặn. Xin cũng đừng xem tổ yến như một món ăn chơi thỉnh thoảng mới dùng một lần, điều này khiến tổ yến không phát huy được hết tính năng. Nên ăn yến đều đặn và lâu dài để có tác dụng bồi bổ tốt nhất.

5/ Trẻ em ăn tổ yến có tốt không?




>> Bổ sung sức đề kháng cho trẻ em bằng yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với lá dứa bổ dưỡng 

  Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: tổ yến rất tốt cho trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng bởi yến gồm các loại axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng quý kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, nếu được dùng yến tổ thường xuyên và đúng liều lượng thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng của bé cũng được cải thiện. Ngoài ra yến còn rất tốt cho trẻ bị các bệnh về phổi như hen suyễn.

Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng tổ yến , nhất là trong mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.

Cách nhận biết tổ yến thật – giả và cách thiết kế hệ thống đối lưu không khí nhà yến

Tổ yến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là một trong những món ăn thuộc hàng bát trân dành cho các vị vua chúa khi xưa. Ngày nay, tổ yến đã trở nên phổ biến hơn và nhu cầu sử dụng của con người cũng nhiều hơn. Và vì lợi ích kinh tế trước mắt, một số nơi đã làm giả tổ yến để bán tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng.  
>> Bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe bằng yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với mật ong mới lạ 

Nhận định chung về tổ yến thật và giả hiện nay


  Đầu tiên và cũng khá là quan trọng, chúng ta cần phải xem các thông tin giới thiệu trên các bao bì sản phẩm có trình bày rõ ràng và đáng tin cậy không. Các thông tin cụ thể sẽ là cách nhận biết tổ yến rất hữu ích để chúng ta đánh giá chất lượng của các sản phẩm yến tổ trên thị trường. Hiện nay, có 3 loại tổ yến trên thị trường:

 – Yến tự nhiên hay còn gọi là yến đảo, thường có mùi ẩm mốc, vì thấm mùi gió và muối biển, các chất dinh dưỡng từ hang động và tổ có màu trắng tự nhiên.

 – Yến nhà hay còn gọi là yến nuôi, về thành phần dinh dưỡng và kết cấu tổ yến như là yến tự nhiên. Nhưng do quá trình khai thác dễ dàng hơn và không có một số ít khoáng chất đặc trưng như yến tự nhiên nên giá thành rẻ hơn.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với lá dứa không làm mất nhiều dưỡng chất 

 – Yến giả được làm bằng các thành phần nguyên liệu khác để trông giống tổ yến. Do đó, chúng ta rất khó khăn trong việc nhận biết khi sản phẩm đã sơ chế và đem đi đóng chai, hộp… Để phân biệt chúng ta cần thêm một số mẹo nhỏ khác.





Thông tin xuất xứ và công nghệ sản xuất tổ yến


Thương hiệu uy tín và cộng nghệ sản xuất tổ yến là cách nhận biết tổ yến dễ dàng khi chúng ta tìm hiểu về sản phẩm. Chúng ta có thể tìm hiểu thông tin qua báo chí, đài truyền hình, internet hay các chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh tổ yến .

 Chúng ta nên lựa chọn mua yến tại các cửa hàng có thương hiệu uy tín và lâu đời, có các công bố sản phẩm đáng tin cậy về nguồn sản phẩm, thành phần dinh dưỡng và quy trình công nghệ sản xuất tổ yến đạt chuẩn. Đa số các sản phẩm tổ yến trên thị trường đều ghi là yến thật, nhưng chúng ta cần phải xem xét cẩn thận. Nguồn gốc yến, thương hiệu, công nghệ sản xuất và hương vị là các yếu tố giúp chúng ta xác định chất lượng tổ yến.

Màu sắc là cách nhận biết tổ yến như thế nào ?

Tổ yến có 3 loại: tổ yến trắng có màu trắng đục, tổ yến cam và tổ yến huyết có màu đỏ. Tổ yến huyết tự nhiên có màu đỏ ngà đến đỏ gấc, trong khi đó màu đỏ xỉn và đỏ sáng thưởng là yến đã nhuộm phẩm màu. Ba loại yến trên có thành phần dinh dưỡng gần như tương đương nhau, nhưng yến huyết khá quý hiếm và có nguồn dinh dưỡng cao hơn hẳn hai loại còn lại.

Cách nhận biết tổ yến qua hình thù đặc trưng


Tổ yến thật có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết. Chúng ta dễ dàng thấy yến thật tổ sẽ dày, cầm khá chắc tay, các sợi yến đều nhau và có hình vòm cung, nhưng phần đáy có màu vàng đen và bẻ không bị gãy. Khi ngâm tổ yến trong nước trong khoảng 30 phút, chúng ta thấy sợi yến vẫn giữ nguyên và không bị nhão nát. Ngoài ra, chúng ta còn có thử bằng cách cho muối i-ốt vào yến mà yến vẫn giữ nguyên màu là yến thật.





Cách quan sát sợi yến và cảm nhận vị yến

>> Tham khảo công thức làm món chè yến táo đỏ thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với táo đỏ phổ biến 
Tổ yến thật có sợi yến dài và nguyên sợi, chúng ta có thể cảm nhận được vị của từng sợi yến khi thưởng thức. Các sản phẩm chất lượng kém thường chỉ có yến vụn, không giữ được hình dạng sợi yến, có thể do công nghệ sản xuất kém và thành phần yến bị cắt xén.

 Yến thật có màu vàng trong, hương vị thanh, thơm dịu, không bị ngọt gắt vì đường hóa học. Hương vị đặc trưng của yến thật sẽ giúp bạn phân biệt với yến giả. Khi chưa chế biến sẽ cảm thấy có mùi tanh, ẩm mốc do chim yến làm tổ trong hang ẩm ướt. Nhưng khi nấu lên thơm tự nhiên, man mát, sợi yến tự nhiên nấu chín không bị tan, nhão như yến giả.

Phương án 1


Tại những khu vực ít gió, nhiệt độ trung bình hàng năm cao thì thiết kế hệ thống đối lưu không khí được xây bằng gạch và bê tông có tiết diện lấy gió là 0,2 × 0,8 m; tường ngăn ánh sáng xây bằng gạch ba mặt bên và che ánh sáng mặt trên bằng tấm đan bê tông. Hệ thống này cũng được làm gồm hai dãy có dãy lỗ thứ nhất cách trần 0,5 m, dãy lỗ thứ hai cách nền nhà 1 m, khoảng cách mỗi lỗ cách nhau khoảng 4 m. – Ưu điểm: tiết diện lấy gió lớn. – Nhược điểm: tốn kém vật liệu, khó thi công.

Phương án 2


Tại những khu vực nhiều gió, nhiệt độ trung bình hàng năm thấp thì hệ thống đối lưu không khí được thiết kế lắp bằng ống PVC có đường kính 114 mm. Hệ thống này gồm hai dãy ống song song có dãy ống thứ nhất cách trần 0,5 m, dãy ống thứ hai cách nền nhà 1m. Khoảng cách giữa hai ống kế tiếp cách nhau 2 m.   – Ưu điểm: thi công đơn giản, ít tốn kinh phí. – Nhược điểm: diện tích lấy gió kém hơn, phát âm thanh tiếng hú gió khi gặp gió mạnh.




Phương án 3

>> Mời bạn tham khảo phương pháp chưng tổ yến sào nhanh nhất tại bài viết: Cách chưng yến sào bằng nồi điện hợp lí nhất 
Tại những khu vực có biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn và lượng gió thường hay thay đổi theo mùa trong năm thì thiết kế như phương án 1 nhưng phải thiết kế thêm hệ thống cửa lùa bên ngoài để điều chỉnh tiết diện hút gió theo từng điều kiện khí hậu.

 – Ưu điểm: khắc phục tất cả các nhược điểm kỹ thuật của hai phương án trên

. – Nhược điểm: giá thành cao.

Top 4 con vật chim yến sợ và tác động của môi trường đối với việc làm tổ của chim yến

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?  

1/ Chim cú mèo

>> Bí kíp chưng tổ yến sào với mật ong thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với mật ong chuẩn vị 

Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.

 Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.





2/ Kiến lửa đỏ

>> Tuyệt chiêu làm món yến sào chưng lá dứa thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với lá dứa an toàn 
Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

3/ Tắc kè


 
Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

4/ Gián, mối mọt


  Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.

>> Xem thêm: Cách chưng tổ yển với bạch quả bổ dưỡng 

 Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.




Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?


Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.

Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ


Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim


  Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.





Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?

>> Bí quyết chưng yến sào với nồi điện nhanh chóng, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào bằng nồi điện đơn giản 
Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.

Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại và cách phòng chống dơi vào nhà nuôi chim yến

Khi nhà nuôi yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản, có thể nói là đã tương đối  đungcông. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy thì vẫn không thể tăng đàn chim yến được. Các loài thiên địch này thường chui vào các nhà nuôi yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của nhà yến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại.
>> Bí quyết chưng yến sào với mật ong thơm ngon ,mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến mật ong thành công 

Sự xâm nhập của các loài làm hại cho chim yến


Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.

Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.

 – Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng yến sào với đường phèn an toàn 

 – Rắn: bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu tổ.

 – Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng thành.

 – Dơi: ăn trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.

 – Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.

>> Nên chưng yến với bạch quả như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bạch quả hợp lí nhất 

 – Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.

 – Rệp: là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.  






Cần sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn từ khi bắt đầu xây dựng nhà yến


– Xây tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.

 – Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.

 – Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.

 – Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của chim yến xâm nhập.

 – Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.

 – Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.

 – Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet

 – Kiểu nhà yến thông minh
>> Mời bạn tham khảo công thức chưng yến sào thơm ngon tại bài viết: Cách chưng yến với nồi điện thơm mát 

Dơi loại nhỏ


Kích thước trung bình to cỡ bàn tay, bàn chân. Loài dơi này chúng ta có thể gặp bất cứ nơi nào, quê và thành phố đều có sự hiện diện của chúng. Mức ảnh hưởng của loài dơi nhỏ này không có gì nghiêm trọng đối với chim yến cũng như nhà nuôi chim yến. Dơi loại này bắt đầu kiếm ăn vào buổi chiều chập choạng khi ánh nắng mặt trời vừa dứt hẳn vì làn da mỏng của chúng không có khả năng chịu được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.







Vào thời gian này, chim yến đã no nê và đang ở thời kỳ cuối bữa ăn, nên việc phải chia sẻ thức ăn với chúng là không ảnh hưởng bao nhiêu. Nhưng, có một vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn chính là loại dơi này có thể vào nhà yến làm tổ, đặc biệt các nhà nuôi yến mới và nhà ít chim. Tuy trường hợp này ít xảy ra, nhưng không phải là chưa có xảy ra. Hiện nay, đã có trường hợp một vài nhà nuôi chim yến thay vì chim yến vào làm tổ thì lại là dơi vào làm tổ. Phân và mùi hôi của dơi sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường của chim yến và lẽ đương nhiên chim sẽ không chịu sống chung với dơi, nhà chim có thể mất chim và chắc chắn không dụ được chim mới vào ở.

Vậy làm sao chúng ta biết được nhà nuôi yến có dơi vào ở? Vấn đề này tương đối đơn giản và chúng ta cũng không cần phải vào nhà yến để xem. Chúng ta chỉ việc đợi đến giờ hoàng hôn, đi tới lỗ ra vào nhà yến quan sát, nếu có nhà nuôi yến có dơi thì chắc chắn chúng sẽ bay ra khỏi lỗ để kiếm thức ăn.

 Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Khi nào chúng ta thấy dơi vào nhà yến. Chúng ta chỉ việc gắn 2 bóng đèn vàng công suất nhỏ trên lỗ ra vào, loài dơi này sẽ tự động bay đi. Tuy nhiên, đừng gắn đèn trắng hay công suất mạnh thì chim yến sẽ lóa mắt và không bay vào được nhà ban đêm.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với hạt sen siêu ngon 

Dơi loại lớn


Kích thước loại này to cỡ bắp tay, bắp chân trở lên, rất hiếm khi gặp loại này. Chim yến là một trong những món ăn khoái khẩu của chúng. Nhiều vùng tại Malaysia đã gặp loại Dơi này. Ở Việt Nam, chúng có nhiều tên gọi, có người gọi là Dơi Heo, Dơi mặt ngựa – mặt trâu, Dơi lợn… Chúng ta chỉ việc giăng lưới cá loại lớn, phía sau treo nải chuối làm mồi tại gần lỗ ra vào nhưng đừng gần quá ảnh hưởng chim ra vào lỗ nhà nuôi yến

Nguyên nhân khiến nhiều nhà nuôi yến thất bại

  Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại. 
>> Để chưng yến sào với lá dứa hiệu quả, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với lá dứa chuẩn nhất 


Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.





Những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại dễ thấy nhất

– Chủ nhà yến thu hoạch tổ yến triệt để. – Thu hoạch tổ yến sớm khi chim yến chưa sinh sản (khi chim mới quẹt tổ): đây là cách thu một số nhà yến vẫn thường áp dụng, tuy nhiên cách thu này được đánh giá là khiến cho nhà nuôi yến khó tăng đàn. Chính vì vậy, khi các nhà yến mới hoạt động chưa lâu mà áp dụng cách thu hoạch tổ này sẽ khiến nhà yến không thể tăng về số lượng, dần dần chim yến cũng sẽ bỏ đi tìm nơi ở khác mà chúng cho là an toàn hơn và sẽ dẫn đến tình trạng nhà yến thất bại.   – Thu hoạch tổ khi yến còn trứng, chưa nở thành con: đây là cách thu tổ không được khuyến khích, tuy nhiên vẫn có những chủ nhà thu hoạch tổ kiểu này.

 Sau đó lấy trứng và chim non đi bán ở một kênh kinh doanh khác. Có thể nói cách thu tổ theo cách này là vô nhân tính cũng không oan vì nó không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến nhà yến, mà nó còn cướp đi cái giường của những chú chim non chưa biết bay. Không một nhà yến nào có thể tồn tại bởi kiểu thu hoạch này.

Một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi yến cần biết rõ

>> Biến hóa yến sào thành món ăn vừa ngon vừa hấp dẫn, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với bạch quả hiệu quả nhất 
– Chọn thời điểm chim yến đi kiếm ăn để thu hoạch. – Các hoạt động trong nhà yến cần phải nhẹ nhàng, tránh làm chim yến sợ hãi. – Kiểm tra kỹ các tổ trước khi thu hoạch xem trong tổ có chim non, trứng hay không. (Nếu có tuyệt đối không được thu hoạch) Giữa nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn nhà nào là việc không hề đơn giản. Đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà nuôi yến khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu nhà.

Thiết kế nhà nuôi yến theo vùng miền


– Miền Bắc: Thiết kế nhà chim phù hợp với khí hậu bốn mùa. Có các hệ thống làm mát cũng như sưởi ấm khi cần thiết. – Miền Trung (ven biển): Thiết kế nhà chim phải đảm bảo thông thoáng, nhưng hạn chế được gió lùa thẳng vào nhà. Vì các vùng ven biển thường xuyên có bão, lượng gió trung bình rất nhiều và mạnh. – Miền Trung – Tây Nguyên: Kiến trúc nhà chim phải đảm bảo thoáng mát.

 Miền Trung Tây Nguyên chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, nóng bức và kèm theo độ ẩm cao. Chính vì thế, thiết kế của những nhà chim nơi đây phải đặc biệt chú ý đến hệ thống tạo ẩm và tường vách thông thoáng. – Miền Nam: Địa tầng yếu nên chọn các vật liệu nhẹ, bền để giảm tải sức đè nặng lên nền móng.  




Thiết kế nhà nuôi yến theo đúng thời kỳ

– Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần cải tiến thiết kế nhà yến cho phù hợp. Không nên sao chép những nhà yến trước đây (mặc dù rất thành công) để áp dụng cho nhà nuôi chim yến hiện tại của mình. – Thiết kế mô hình nuôi yến tuy khó mà dễ. Khó ở chỗ khi người nuôi không hiểu được đời sống chim Yến cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi về môi trường sống cũng vậy. Dễ ở đây chính là chỉ cần tìm hiểu được chim yến cần gì và muốn gì để mà có sự thiết kế cải tiến phù hợp cho chim yến qua từng thời kỳ, chắc chắn nhà yến sẽ thành công.

 – Yến thời xưa ở hang động, vách núi dần dần di chuyển vào đất liền ở nhà hoang, ở gầm cầu, ở những công trình nhà cao tầng bỏ hoang, ở những rạp hát… Con người dần tìm hiểu, nghiên cứu và xây những căn nhà chuyên biệt chỉ để dẫn dụ yến về ở và làm tổ. Vì thể, ta có thể thấy càng về sau nhà yến càng được nâng cấp và an toàn hơn cho chim yến. Nhà nuôi yến căn sau phải tối ưu hơn căn trước về mọi mặt.

Một số nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của một nhà nuôi yến, nhưng có thể nói kỹ thuật chính là yếu tố nòng cốt nhất. Kỹ thuật xây dựng và lắp đặt tốt sẽ không chỉ thu hút được chim yến về nhà ở nhanh chóng, mà còn giúp nhà yến phát triển bền vững và ngược lại, kỹ thuật yếu, tay nghề non kém sẽ mau chóng khiến nhà yến rơi vào tình trạng hư hỏng nặng nề và chim không đủ điều kiện để sinh sống. Nhiều chủ nhà yến hiểu được điều này nhưng không phải ai cũng đi được đúng hướng để thành công.  
>> Để tìm hiểu kĩ hơn về cách chưng tổ yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào bằng nồi điện thông minh 

1/ Chọn kỹ thuật kém với chi phí xây dựng giá rẻ


Trong quá trình làm nghề, đã gặp không ít khách hàng yêu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó, vì sau một thời gian hoạt động, yến vẫn không về nhà làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị thi công kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn, hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí… Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá.

 Ví dụ: ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không máy phát điện dự phòng… Việc rút ruột công trình như thế đương nhiên làm ảnh hưởng nặng nề đến nhà nuôi yến khi đưa vào hoạt động. Cũng do những kỹ thuật này tay nghề còn non kém nên việc rập khuôn máy móc, công trình cũ, không có sự cải tiến kỹ thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với hạt sen đơn giản nhất 

 Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.  





2/ Kỹ thuật do tự làm không có quy tắc


Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được.

 Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ.
>> Nên chưng yến sào với đậu xanh bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến đậu xanh đúng chuẩn 

Tiêu chí 1: Nắng không nóng


Mỗi một loài vật có cấu tạo sinh học phù hợp với một môi trường sống khác nhau, chính điều này đã làm nên sự đa dạng của thế giới động vật. Khác với điều kiện sống lạnh lẽo của chim cánh cụt, hay điều kiện sống khắc nghiệt trên những vùng sa mạc nắng nóng của các loài chim ruồi nhỏ bé, chim yến thích sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn thức ăn phong phú, lượng mưa nhiều, nhiệt độ lý tưởng dao động khoảng 27 đến 29 độ C. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy hệ sinh thái vô cùng đa dạng làm nguồn thức ăn cho chim yến. Tuy nhiên, vào những mùa nóng nhiệt độ cũng có khi lên đến 39 đến 40 độ C.

 Một trong số những lý do nhà yến thất bại là do nhiệt độ nhà quá nóng nực. Hầu hết đều xây dựng không dựa theo hướng gió, hướng mặt trời, không bổ sung hệ thống làm mát… dẫn đến tình trạng khi nhà nuôi yến đi vào hoạt động thì nhiệt độ tăng cao, chim yến không thể vào nhà được. Có nhiều cách để khắc phục việc nắng nóng trong nhà yến, phương thức thường được sử dụng và thuận tiện khi thi công nhất chính là xây tường hai lớp, khoảng giữa để xốp tối thiểu 3 phân. Cách xây tường này giúp nhà yến thoáng mát hơn.

Tiêu chí 2: Mưa không ồn

>> Chưng yến sào bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến thơm nhất 
Chim yến là loài đòi hỏi điều kiện sống khá cao và cần môi trường sống hoang dã, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, nếu môi trường sống trong nhà yến ồn ào cũng là một yếu tố bất lợi cho việc nhà yến hoạt động. Để giảm tiếng ồn, các chủ nhà yến có thể tham khảo cách xây dựng tường cách âm, lợp mái chống ồn…

Tiêu chí 3: Thoáng không khí


Một điểm đáng lưu ý nữa là việc ngăn phòng không phù hợp về tiêu chuẩn diện tích, bố trí các lỗ thông hơi, lỗ cửa, giếng trời không tạo được đường lưu thông luân chuyển không khí phù hợp trong nhà nuôi yến cũng khiến nhà bị bí bách. Không khí trong nhà yến không luân chuyển được dễ phát sinh nấm mốc khiến cho việc sửa chữa, tháo lắp thiết bị, đục phá tường gây tốn kém và rất mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn yến, khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang.

Một số chủ nhà yến vì muốn đảm bảo yếu tố không lọt sáng của nhà yến mà bịt các lỗ thông hơi lại hoặc thông lệch tầng không hợp lý nhằm hạn chế ánh sáng ít nhất có thể. Tuy nhiên các làm này vô tình đã cản trở sự lưu thông của các luồng khí, làm cho nhà yến không đủ không khí. Để cải thiện tình trạng không khí bí bách trong nhà thì các chủ nhà nên sử dụng các ống thông gió chéo hoặc ống 90 kết hợp co giảm sáng… Tuyệt đối không được bịt các lỗ thông hơi, giếng trờ





Tiêu chí 4: Không lọt ánh sáng

Ánh sáng cũng là yếu tố khá quan trọng đối với sinh hoạt của đàn chim yến. Chim yến vốn là loài ưa tối, chúng chỉ cần ánh sáng ở mức 0,02 lux, chính vì vậy nhà yến cần đảm bảo được việc “không lọt sáng”. Khi không đảm bảo được yếu tố này thì dù có đạt được các tiêu chí 1, 2, 3 thì chim yến vẫn không về làm tổ sinh sống. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo nhà yến thoáng mát thì các chủ nhà yến nên dùng các phương phá bẻ cúp đường đi của ánh sáng.

Tiêu chí 5: Ngăn phòng hợp lý


Ngăn phòng trong nhà nuôi yến nhằm tạo ra trong nhà yến có nhiều phòng riêng biệt và ngăn phòng cũng là cách giảm dần ánh sáng rất hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý ngăn phòng phải tạo đường bay cho chim yến không quá lắt léo kiểu như mê cung.

Một số điều cơ bản về kỹ thuật và chi phí đầu tư nuôi chim yến trong nhà

Nghề nuôi chim yến đang đem lại lợi nhuận cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt tới thành công trong việc nuôi yến thì người nuôi cần nắm rõ những kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.

Trong quá trình nuôi, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật. Sau đây là một số điều cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.

>> Để hiểu hơn về cách chưng yến sào với đậu xanh, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến đậu xanh chuẩn nhất 



Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi chim yến như thế nào là đúng ?

Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây nhà nuôi yến hiệu quả. Người nuôi cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp. Nhà nuôi yến phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lý với đường bay.

Nhà nuôi chim yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ chim yến trú ngụ quá 5 – 8km dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800m so với mặt biển. Nhà yến cần tránh cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông vì như vậy sẽ nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng.

Thiết kế nhà nuôi chim yến đúng kỹ thuật nhất

>> Bật mí cách chưng tổ yến sào thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến giữ nhiều chất dinh dưỡng nhất 
Trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà, nhà nuôi yến phải có không gian vừa phải để chim yến có thể dễ dàng lượn và mang lại năng suất tổ yến cao. Một điều cần chú ý nữa nhà nhà chim yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ. Các vách ngăn trong nhà yến cần thiết kế sao cho sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi cũng khó tìm được lối thoát. Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần thoáng rộng, khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới với khoảng cách lý tưởng là 50cm.

Âm thanh trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà


  Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3 trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà. Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh phải thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi địa điểm nuôi chim yến thích hợp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến.

 Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến, người nuôi cần phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để người nuôi thử như: Black Cloud, Super Intan, SuperBabyKing, Super208, Baby King… Trên đây là một số điều cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà mà người nuôi chim yến cần phải lưu ý để đem lại nhiều lợi ích nhất.




Thứ Nhất: Khảo sát vị trí, khu vực và hoạch định đầu tư.


1. Trước hết ta phải khảo sát vị trí, khu vực nơi Chim yến đi ăn, ở & đường bay của chúng (rất quan trọng), không thể làm qua loa đại khái mà phải nghiên cứu chuyên sâu và để có được tổ yến .

 2. Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà Yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có Chim yến nhiều hay ít…Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng. Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý.

 3. Nhà có DT 50m2 trở lên, nhà nuôi yến đô thị phải bằng hoặc cao hơn nhà xung quanh, phải có chuồng cu cho yến lượn, nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn.

 4. Nhà tận dụng cải tạo lại hoặc nâng tầng để nuôi, người bên công ty đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: tầng trệt để làm văn phòng, tầng trên để nuôi chim yến.)

  5. Tóm lại: muốn làm hoặc xây dựng nhà yến quy mô, tốt nhất phải chọn địa điểm lý tưởng, điều kiện cũng như môi trường sống của chim yến, số lượng đã khảo sát, nguồn dự trữPhải nghiên cứu và tham khảo trước khi quyết định làm nhà Yến. Không được bỏ qua những yếu tố nhỏ cho bất kỳ công đoạn nào.

 6. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp.

 7. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến. Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến.

 8. Vị trí và xung quanh ngôi nhà có lý tưởng? cách bảo quản cũng như bảo vệ nhà yến có nguy cơ không? Ví dụ: con người(trộm cắp) hoặc môi trường xung quanh. Đặc biệt các loài nguy hiểm như: chuột, gián, kiến, cú mèo, rắn…là những kẻ thù nguy hiểm cho Chim yến.

 9. Thức ăn của vùng đó…xong phải thiết kế từng chi tiết một, không bỏ qua bất cứ công đoạn nào, thiết kế cho phù hợp và đầy đủ, nhớ không được áp dụng từ vùng này cho vùng khác.

Thứ Hai: Thiết kế xây dựng nhà nuôi yến hiệu quả - đúng cách


Với việc thiết kế nhà nuôi Yến, chúng ta không cần phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn mới mang lại căn nhà chắc chắn, mà sự lựa chọn thông minh chính là tìm cách sao cho chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả tối đa, đó mới là xây dựng việc nuôi yến bước đầu thành công. Các kiểu mẫu nhà nuôi yến hiện nay rất đa dạng như nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà trệt, nhà cấp 4, nhà cao tầng, xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu, lợp mái tôn chống nóng,...

Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình, từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm..... Đây là điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi yến có thành công hay không, vì vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều kiện cụ thể của mình.

Thứ Ba: Điều Kiện Trong Nhà Yến Phải Đạt Tiêu Chuẩn


Điều kiện trong nhà yến đạt tiêu chuẩn là như thế nào.






  1) Một bộ âm thanh hiệu quả:   Cả âm thanh trong và ngoài đều rất cần thiết để thu hút chim đến và ở lại nhà bạn. Nếu có thể, bộ sưu tập âm thanh của bạn nên có ít nhất 5 đến 10 âm ngoài và 3 âm trong hiệu quả. Đối với âm ngoài, lời khuyên của tôi là bạn nên có những âm sau: Marvellous Cloud, King Kong, Super 208, Black Cloud, và Pukau. Đối với âm trong, bạn nên có SuperBabyKing, Baby King, Super Colony.

2) Độ tối của phòng làm tổ:

Độ tối đạt chuẩn là khi bạn không thể nhìn thấy người bên cạnh ở khoảng cách 0.5m.
Bạn không cần phí tiền để mua các thiết bị đo sáng đắt tiền. Hãy đứng cách xa người bên cạnh 0.5m và xem bạn có nhìn thấy anh ta không. Nếu bạn không nhìn thấy thì độ tối đó là quá đủ cho nhà yến.

3) Độ ẩm: Độ ẩm cần cho nhà yến nằm trong khoảng 85 – 95% Rh. Cố gắng duy trì độ ẩm bên trong nhà bạn nằm trong khoảng này bằng các thiết bị điều khiển tự động bằng cảm biến. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị như vậy. Trước hết, hãy tập trung vào phòng VIP, nơi sẽ thu hút chim yến đến ở đầu tiên.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến lá dứa cực bổ dưỡng 

4) Tạo mùi cho nhà yến: Đối với nhà yến mới, bạn cần tạo mùi bầy đàn trong nhà để lũ chim cảm thấy đây là nơi thân thiện, an toàn để ở lại. Tốt nhất là sử dụng mùi Mutiara.

5) Cung cấp tất cả những gì mà lũ chim thích để kích thích chim yến làm tổ Lắp đặt ít nhất 100-150 loa phát tiếng trong mỗi tầng Lắp đặt ít nhất 100 tổ giả. Phun Super Pheromone mỗi tháng Lắp đặt thêm ít nhất 100 góc 90* cho mỗi tầng Lắp đặt 2 loa chùm và 4 loa diều mỗi tầng Lắp đặt hệ thống loa dẫn dụ để kéo lũ chim vào sâu tận bên trong phòng VIP.

6) Theo dõi sự phát triển của đàn yến: Hãy nhờ một chuyên gia hướng dẫn cho bạn điều này hoặc hợp tác với một bên thứ ba đáng tin cậy để họ thực hiện kiểm tra định kỳ cho bạn.Những dấu hiệu bất thường có thể được phát hiện và khắc phục sớm nhất, mang lại hiệu quả cao cho nhà yến của bạn.

7) Tiêu diệt thiên địch: Bạn cần hạn chế tối đa sự tấn công từ chim cú, thằn lằn, chuột, gián, kiến, nhện, chim cắt, rắn, quạ,… Khi đàn yến trong nhà bạn đã trở nên đông đảo cũng chính là lúc nhà yến của bạn phải đối diện với thiên địch. Nếu không cẩn thận, khả năng đàn yến của bạn đi mất là có thể. Hãy cố gắng học hỏi kinh nghiệm những người đi trước để đối phó với chúng và không ảnh hưởng đến đàn yến trong nhà

Chi phí xây nhà nuôi yến 3 tầng và cách xây nhà yến

Qua bài viết: Xây nhà nuôi yến bao nhiêu tiền? giá cả thế nào? chi phí ra sao? mà chúng tôi đã viết trước đây các Anh Chị có thể tự tính được tính chi phí xây dựng nhà nuôi yến là bao nhiêu. Trong bài viết “Chi phí xây nhà nuôi yến 3 tầng khoảng bao nhiêu?” này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các Anh Chị cách tính chi phí xây dựng nhà nuôi yến 3 tầng.
>> Nên chưng tổ yến sào với lá dứa như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến lá dứa đúng nhất 

 Qua bài viết: Xây nhà nuôi yến bao nhiêu tiền? giá cả thế nào? chi phí ra sao? mà chúng tôi đã viết trước đây các Anh Chị có thể tự tính được tính chi phí xây dựng nhà nuôi yến là bao nhiêu. Trong bài viết “Chi phí xây nhà nuôi yến 3 tầng khoảng bao nhiêu?” này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các Anh Chị cách tính chi phí xây dựng nhà nuôi yến 3 tầng.





Chi phí xây dựng nhà yến khoảng bao nhiêu ?

Chi phí xây dựng phần thô trọn gói hiện nay là 2.500.000 – 2.700.000đ/m2 sàn (nhà yến kiên cố, bê tông cốt thép). Còn nếu như anh chị tư xây nhà thô thì có thể giá sẽ rẻ hơn nhiều (tầm 1tr8 – 2tr/ 1m2 sàn). Như vậy, chi phí xây dựng phần thô cho nhà nuôi yến 3 tầng sẽ được tính theo công thức:

  Chi phí xây thô = (Đơn giá/m2 sàn) x diện tích sàn (3 tầng)

Chi phí cho kỹ thuật yến


Thông thường kỹ thuật yến sẽ tính theo m2, giá thường là 1.000.000/1 m2 đối với gỗ Bạch Tùng – đến 1.200.000 /1m2 đối với gỗ Meranti (đã bao gồm thiết bị nuôi yến). Người kỹ thuật yến sẽ theo sát trong quá trình xây nhà nuôi yến, từ khâu thiết kế, giám sát, đến phần thi công cuối để đi vào hoạt động.
>> Để học cách chưng yến sào với nhãn nhục như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào nhãn nhục dinh dưỡng 

  Chi phí kỹ thuật = (Đơn giá/m2) x diện tích nhà (3 tầng)   Một nhà nuôi yến muốn thành công thì phải kết hợp nhiều yếu tố đúng: thiết kế& kỹ thuật. Việc làm đúng ngay từ đầu sẽ quyết định sự thành công tốt nhất sau này. Lựa chọn một người kỹ thuật tốt, tư vấn, thiết kế và thi công đúng ngay từ đầu là việc quý vị nên suy nghĩ và tính toán. Lựa chọn một người kỹ thuật chỉ vì ham rẻ mà không tìm hiểu thì như Anh Chị đang đánh đổi sự thành công của nhà yến như một canh bạc đỏ đen.

Nếu may thì chim về ở, thì quá tốt, còn không may thì phải sửa lại ==> Tốn thời gian và tiền bạc Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có điều kiện nuôi chim yến cho tổ chất lượng tốt hơn cả Indonesia và Malaysia. Nhiều nhà đầu tư Malaysia, Đài Loan đã và đang tìm cách xây nhà nuôi yến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi hiện nay Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… thì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 – 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng tổ yến của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn…

Việt Nam hiện có khoảng 4,5 tấn, trong đó 70% chủ yếu là tổ yến tự nhiên, thu hoạch từ các đảo. Người quan tâm đến cách nuôi chim yến trong nhà thường không xa lạ với công thức: Thành công trong cách nuôi yến phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật, 10% là do yếu tố may mắn. Hay nói cách khác, một nửa thành công của nghề khai thác “vàng trắng” này đều nằm ở kỹ thuật.




1. Đặc điểm nơi ở của chim yến thế nào ?

Chim yến ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường đến trú ngụ ở các ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Do vậy, ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa. Nhà nuôi yến mới phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Không xây nhà ở nơi có nhiều hãng xưởng, nhà máy, các côn trùng – nguồn thức ăn của yến – thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa. Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất.

Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng. Thường nhà nuôi yến có kích thước từ 10 x 20m. Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành 1 số tầng (3 – 5 tầng). Độ cao của mỗi tầng nhà chim yến nên ít nhất là 2m. Số tầng tối thiểu nên là 2. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó.

 Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn. Tường nhà nên dày 20 – 25cm. Vữa nên là hỗn hợp cát, vôi, xi-măng theo tỉ lệ 3:2:1. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi-măng làm cho trơn láng để tránh chuột…, mặt trong chỉ có thể tráng vừa. Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa.

 Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh. Ở khu vực nóng thì nhà nuôi chim yến nên đặt mái với góc nghiêng 45 độ và nhỏ hơn 30 độ với khu vực lạnh để hấp thụ nhiệt tốt hơn. Hiện nay, theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện đại thì chúng tôi tư vấn nên xây nhà nuôi yến không lợp mái, để trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng. Về số phòng, nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ.

Vì khi vào nhà, yến thích bay lượn trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa. Ngôi nhà nên chia làm nhiều phòng, tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m). Nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề để không gian rộng thêm. Nên có cửa thông với nhau giữa các phòng nhỏ. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.



2. Những lưu ý khi xây nhà yến


Trong quá trình xây nhà nuôi yến nên chú ý đến khoảng trống thông tầng thẳng từ trên để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng làm bằng xi-măng. Nên gắn thêm các xà gỗ trên trần trong phòng nuôi yến để nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm. Bạn có thể dung gỗ teach – một loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi (yến không thích ở nhà có mùi lạ), màu trắng, và yến bám rất dính vào loại gỗ này.   Nên quét tường bằng vôi trắng, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà chỉ cần tô trát tường mà không quét vôi. Theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay, nên xử lý thêm bề bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, tiện dụng và rất vệ sinh.

 Nên xây nhà nuôi yến ở nơi có ánh sáng gần như trong hang động, cường độ ánh sáng khoảng 0,2-0,6 lux. Về độ ẩm lý tưởng là 75- 90%, nhiệt độ từ 27 đến 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần chú ý độ cao của căn nhà, theo nhiều khuyến cáo hiện nay thì nên xây nhà nuôi yến ở độ cao dưới 500m, theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm trong không khí. Hướng cửa hợp lý phụ thuộc hướng chim bay đi về trong ngày. Về cửa ra vào của chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Với nhà yến mới, kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm.






Về sau nên điều chỉnh lại để phòng không bị sang quá, kích thước nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm. Với cửa cho người ra vào thì chỉ nên xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim. Ngoài ra, để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió. Để điều chỉnh độ ẩm, nền nhà có thể không lót gạch nhưng nên có một số chậu, bể nước cạn.

Theo cách nuôi chim yến trong nhà của nuoiyensao.com thì có thể xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm và có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống – giống như lạo bơm dùng cho hồ cá. Nên xây nhà nuôi yến trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn, nên là hình vuông, tối thiểu là 16 m2. Xung quanh tường là một rãnh nước nhỏ để tránh kiến. Xung quanh có thể trồng thêm chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng tổ yến sào với hạt sen vừa ngon vừa bổ 

 Do yến có khứu giác rất nhạy, do vậy các nhà nuôi yến nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và xi-măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn. Đồng thời, nhà nuôi chim yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó vào mùa giao phối. Người nuôi yến trong nhà thường dùng phát tiếng gọi của yến dễ dẫn dụ chim đến làm tổ. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình phát ra, những con chim yến bay ngang qua sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây.

 Theo tính toán trung bình của nuoiyensao.com, chi phí cho việc xây mới nhà nuôi yến thì chi phí xây dựng thô khoảng từ 2.500.000 – 3.000.000 VND/m2 tùy theo cùng miền; chi phí lắp đặt thiết bị từ 720.000 – 860.000VND/m2 tùy theo mô hình. Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Để nuôi yến thành công đòi hỏi người nuôi phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về cách nuôi chim yến trong nhà. Tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia tư vấn hoặc tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm. Chúc bạn thành công!
a