Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Nghề nuôi yến mang lại lợi ích gì và tác hại gì và bắt đầu nuôi thế nào ?

  Đông y coi tổ yến là vị thuốc và thực phẩm quý báu có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng của cơ thể, đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, tổ yến còn có nhiều họat chất kích thích miễn dịch, có thể sử dụng chống các bệnh virus như cúm gà. Vì thế giá của tổ yến rất đắt ( 1.000 – 3.000 USD/kg). Tuy nhiên, nuôi chim yến cũng mang lại một số tác hại không mong muốn.
>> Bí kíp chưng yến sào bổ dưỡng, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với đường phèn đơn giản 

Những lợi ích gì của nghề nuôi chim yến?


– Là công việc nhàn mang lại thu nhập cao. – Bảo tồn, phát triển một loài chim quý – Phương pháp khống chế sâu bệnh không ô nhiễm môi trường – Giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, bảo vệ thiên nhiên





Là công việc nhàn mang lại thu nhập cao.

Với những ai chưa biết về nghề nuôi yến, đặc biệt là hàng xóm của chúng ta, họ thường cảm thấy phiền phức về tiếng ồn và mùi phân chim. Tuy nhiên, với những ai yêu thích thì mỗi ngôi nhà yến là một mỏ vàng. Vâng, mỗi ký tổ yến có giá trị bằng một lượng vàng, nhưng không phải vàng khai thác từ lòng đất một cách khó nhọc, mà là vàng từ một loài chim hoang dã – loài yến tổ trắng. Mỗi kg tổ yến thô hiện tại có giá khoảng 32 – 35 triệu tùy vào chất lượng.

Thử tưởng tượng rằng bạn có một ngôi nhà yến mà mỗi 3 tháng bạn thu hoạch một lần, mỗi lần thu hoạch bạn có 1000 tổ, tương đương 10 kg. Vậy thu nhập mỗi tháng của bạn khoảng hơn 100 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, sau mỗi 3 tháng, sản lượng tổ tăng từ 5 đến 10%. Nếu sản lượng hiện tại là 1000 tổ / 3 tháng thì sau 5 năm là bao nhiêu. Với số liệu như trên, tôi tin, với khả năng tính toán của mình, các bạn có thể tự tính được con số đó.
>> Nên chưng tổ yến với mật ong như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào mật ong thơm mát 

 Nhưng bạn có biết rằng những người nuôi yến thường không làm gì cả ngoài việc định kỳ mỗi tháng một lần đến để kiểm tra lại hệ thống âm thanh và các máy tạo độ ẩm.

Bảo tồn, phát triển một loài chim quý

>> Phương pháp chưng yến sào hiệu quả nhất, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với nồi điện cực nhanh 
Chim yến còn là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ và nguy cơ diệt chủng cao nên nghiên cứu bảo tồn và phát triển các quần thể chim yến quý là rất cần thiết.

Phương pháp khống chế sâu bệnh không ô nhiễm môi trường


Hàng ngày chim yến bay vào đất liền kiếm ăn vào sáng sớm và chiều tối trở về. Nhiều con bay đi rất xa, có khi cách tổ trên 200km. Mỗi ngày bay bình quân khoảng 300 km và chỉ ăn những loài côn trùng. Phân tích thức ăn trong dạ dầy chim yến, kết quả thấy chủ yếu là côn trùng họ Cánh màng Hymenoptera (kiến cánh), hai cánh Diptera (ruồi, muỗi), cánh giống Homoptera (rầy nâu – Nilaparvata lugens), tác nhân làm bùng phát đại dịch vàng lùn và lùn xoắn trên lúa hiện nay, rầy xanh đuôi đen (Nephottetis virescens và Nephotettis nigropictus) một thời làm mưa làm gió trên các vùng trồng lúa của nước ta, môi giới truyền các bệnh tungro, vàng lụi… cánh cứng nhỏ Coleoptera, mối Isoptera và nhện nhỏ…

Chim non trong dạ dày có khi chứa tới 50 % thức ăn là bọ rầy nâu và rầy xanh đuôi đen. Mùa mưa tỷ lệ mồi có khi đạt tới 100 %. Chim yến ăn côn trùng bay trong không khí nên là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng, sức khỏe con người và gia súc như muỗi truyền bệnh, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen …gây dịch hại nguy hiểm cho lúa  





Một số tác hại không mong muốn của nghề nuôi chim yến

Vấn đề dịch bệnh

H5N1: Hiện nay không có dấu hiệu nào chứng tỏ chim yến bị nhiễm H5N1 tại tất cả các nước có nuôi chim yến ở Đông Nam Á. Nhưng về nguyên tắc, có thể tương tác giữa bệnh của người và chim: Do đó không nên khuyến khích nuôi chim yến ở chung với người. Các dự án nuôi chim yến quy mô công nghiệp tập trung cần tuân theo các quy chế vệ sinh phòng dịch của các trại chăn nuôi công nghiệp

Ô nhiễm tiếng ốn do máy phát tiếng chim:

Khắc phục bằng cách nuôi xa khu dân cư, mở âm lượng vừa đủ, và chỉ phát vào những thời điểm có hiệu quả nhất, dùng loại loa vọng âm xoắn.

Ô nhiễm phân chim

Chim bài tiết phân trong nhà thì xử lý như sử lý phân gia cầm. Chim thải phân ra môi trường khi bay cần khắc phục bằng cách không nuôi mật độ cao gần các khu dân cư, khu du lịch, di tích kiến trúc.Bằng công nghệ sát khuẩn các virut có thể gây nhiễm trong nhà nuôi chim,chiếc máy là kết quả của quá trình nghiên cứu và hiện nay đang được công chúng nuôi chim yến tin dùng. Chỉ cần chiếc điện thoại trên tay với 3G – gia chủ có thể tầm soát được lượng bầy đàn và cả quy trình hoạt động của độ ẩm trong nhà nuôi chim yến. Không những thế,gia chủ cũng có thể kiểm tra và bảo trì hệ thống âm thanh -máy móc kịp thời

Mỹ quan đô thị

>> Học cách làm món chè yến đậu xanh ngon nhất, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với đậu xanh thơm mát 
Chú ý xây dựng, sửa chữa nhà ở thành nhà nuôi chim yến đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan kiến trúc đô thị.

An toàn hàng không

Chưa có bằng chứng về nguy cơ an toàn hàng không khi va đập giữa máy bay và chim yến. Nhưng khuyến cáo các khu công nghiệp nuôi chim yến nên có khoảng cách nhất định tới các sân bay.

Phong điện

Các nghiên cứu thấy rằng, trang trại điện gió có thể gây tổn hại cho các loài chim và loài dơi bằng 3 cách: xáo trộn, mất môi trường sống hoặc gây ra các thiệt hại (cả trực tiếp và gián tiếp), và các vụ va chạm.Trong tương lai ven biển và hải đảo sẽ phát triển mạnh điện gió, do đó ngay từ bây giờ phải nghiên cứu tổng thể về quy hoạch, về các biện pháp kỹ thuật bảo vệ chim yến trước nguy cơ này.Tp HCM đã sớm nhận ra điều này và đã nhân rộng thành những khu quần thể nuôi chim yến.

Cần Giờ-địa danh rừng sát-với lợi thế là lá phổi của Thành Phố-khu vực sản sinh những côn trùng bay-thực phẩm tốt cho chim yến đã được UBND TP HCM cấp phép cho phát triển mạnh để thành địa danh về ngành nghề nuôi chim yến Nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp tương đối ổn định, mang lại thu nhập cao. Một kg tổ yến thô hiện nay trên thị trường có giá bán lẻ dao động từ 25 đến 35 triệu đồng. Một nhà yến thành công, sau 8 đến 10 năm, có thể mang đến nguồn thu nhập thụ động trên 500 triệu đồng mỗi tháng. Tổng thu nhập từ một nhà yến thành công trong một chu kỳ 20 năm có thể lên đến trên hàng trăm tỷ đồng.

Vậy để đầu tư nuôi yến chúng ta bắt đầu từ đâu?

>> Để hiểu hơn về cách chưng yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến thơm ngon bổ dưỡng 
Để đầu tư nuôi chim yến, chúng ta luôn cần phải chuẩn bị 1 khoản chi phí cho xây dựng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn dụ chim yến.




1/ Chi phí về đất đai:

Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Ngoài ra, đặc tính của chim yến thường bay lượn xung quanh nhà yến nên khi xây dựng nhà yến tốt nhất cách xa khu dân cư hoặc nếu không cần có khoảng trống xung quanh cách 10m (không có vật cản) để chim yến bay. Có thể tạm tính diện tích đất tối thiểu 1000 m2 đất ở nông thôn và các chi phí liên quan là 300.000.000 đồng

2/ Chi phí xây dựng phần thô công trình:

  Thường dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 / m2, chưa kể phần móng cọc. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Như đã đề cập ở trên, để đáp ứng kỹ thuật và mang lại hiệu quả nuôi yến tốt nhất. Riêng nhà yến: diện tích sàn tối thiểu là 100m2, chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu là 20m, chiều cao tối thiểu là 10m (tương đương nhà 1 trệt, 2 lầu và 1 chuồng cu). Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố để đảm bảo điều kiện môi trường bên trong cũng như tuổi thọ công trình, đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho nhà đầu tư.

3/ Chi phí kỹ thuật:

Bao gồm toàn bộ vật tư, thiết bị, hóa chất trang bị cho nhà yến, phí tư vấn, phí nhân công lắp đặt,… Thông thường, chi phí này vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2, tùy vào diện tích lắp đặt, chất lượng vật tư – thiết bị, mô hình kỹ thuật, đơn vị thi công… Việc chọn đúng mô hình kỹ thuật, đơn vị tư vấn – thi công quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhà yến. Chi phí giá sàn trên thị thường có giá là 1.200.000 đồng/ m2 cho mô hình nhà yến từ 300 m2. Diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí kỹ thuật càng giảm và ngược lại.

4/ Chi phí vận hành:

Bao gồm điện, nước, internet, nhân công… phục vụ cho nhà yến. Đặc thù, mô hình nuôi chim yến là một mô hình đã được tự động hóa hoàn toàn, sử dụng ít nhân công, chủ yếu làm công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch và bảo vệ an ninh bên ngoài. Các chi phí này gần như không đáng kể so với tổng chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại. Trong 4 khoản chi phí nêu trên, các khoản 1, 2, 3 là các chi phí cố định, chỉ cần đầu tư một lần từ ban đầu.

 Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà yến khoảng 300m2 sàn nuôi bao gồm: 1/ Chi phí đất đai: 300.000.000 20.55% 2/ Chi phí xây dựng: 800.000.000 54.79% 3/ Chi phí kỹ thuật: 360.000.000 24.66% Tổng cộng: 1.460.000.000 100.00% Như vậy là chúng ta đã bước đầu chuẩn bị xong chi phí để xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, để nuôi chim yến thành công thì chúng ta cần phải nắm vững kiến thức kỹ thuật n uôi yến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét