Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại và cách phòng chống dơi vào nhà nuôi chim yến

Khi nhà nuôi yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản, có thể nói là đã tương đối  đungcông. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy thì vẫn không thể tăng đàn chim yến được. Các loài thiên địch này thường chui vào các nhà nuôi yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của nhà yến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại.
>> Bí quyết chưng yến sào với mật ong thơm ngon ,mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến mật ong thành công 

Sự xâm nhập của các loài làm hại cho chim yến


Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.

Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.

 – Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng yến sào với đường phèn an toàn 

 – Rắn: bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu tổ.

 – Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng thành.

 – Dơi: ăn trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.

 – Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.

>> Nên chưng yến với bạch quả như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bạch quả hợp lí nhất 

 – Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.

 – Rệp: là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.  






Cần sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn từ khi bắt đầu xây dựng nhà yến


– Xây tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.

 – Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.

 – Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.

 – Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của chim yến xâm nhập.

 – Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.

 – Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.

 – Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet

 – Kiểu nhà yến thông minh
>> Mời bạn tham khảo công thức chưng yến sào thơm ngon tại bài viết: Cách chưng yến với nồi điện thơm mát 

Dơi loại nhỏ


Kích thước trung bình to cỡ bàn tay, bàn chân. Loài dơi này chúng ta có thể gặp bất cứ nơi nào, quê và thành phố đều có sự hiện diện của chúng. Mức ảnh hưởng của loài dơi nhỏ này không có gì nghiêm trọng đối với chim yến cũng như nhà nuôi chim yến. Dơi loại này bắt đầu kiếm ăn vào buổi chiều chập choạng khi ánh nắng mặt trời vừa dứt hẳn vì làn da mỏng của chúng không có khả năng chịu được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.







Vào thời gian này, chim yến đã no nê và đang ở thời kỳ cuối bữa ăn, nên việc phải chia sẻ thức ăn với chúng là không ảnh hưởng bao nhiêu. Nhưng, có một vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn chính là loại dơi này có thể vào nhà yến làm tổ, đặc biệt các nhà nuôi yến mới và nhà ít chim. Tuy trường hợp này ít xảy ra, nhưng không phải là chưa có xảy ra. Hiện nay, đã có trường hợp một vài nhà nuôi chim yến thay vì chim yến vào làm tổ thì lại là dơi vào làm tổ. Phân và mùi hôi của dơi sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường của chim yến và lẽ đương nhiên chim sẽ không chịu sống chung với dơi, nhà chim có thể mất chim và chắc chắn không dụ được chim mới vào ở.

Vậy làm sao chúng ta biết được nhà nuôi yến có dơi vào ở? Vấn đề này tương đối đơn giản và chúng ta cũng không cần phải vào nhà yến để xem. Chúng ta chỉ việc đợi đến giờ hoàng hôn, đi tới lỗ ra vào nhà yến quan sát, nếu có nhà nuôi yến có dơi thì chắc chắn chúng sẽ bay ra khỏi lỗ để kiếm thức ăn.

 Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Khi nào chúng ta thấy dơi vào nhà yến. Chúng ta chỉ việc gắn 2 bóng đèn vàng công suất nhỏ trên lỗ ra vào, loài dơi này sẽ tự động bay đi. Tuy nhiên, đừng gắn đèn trắng hay công suất mạnh thì chim yến sẽ lóa mắt và không bay vào được nhà ban đêm.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với hạt sen siêu ngon 

Dơi loại lớn


Kích thước loại này to cỡ bắp tay, bắp chân trở lên, rất hiếm khi gặp loại này. Chim yến là một trong những món ăn khoái khẩu của chúng. Nhiều vùng tại Malaysia đã gặp loại Dơi này. Ở Việt Nam, chúng có nhiều tên gọi, có người gọi là Dơi Heo, Dơi mặt ngựa – mặt trâu, Dơi lợn… Chúng ta chỉ việc giăng lưới cá loại lớn, phía sau treo nải chuối làm mồi tại gần lỗ ra vào nhưng đừng gần quá ảnh hưởng chim ra vào lỗ nhà nuôi yến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét