Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Bảo quản yến sào đúng và cách đắp tổ yến lên khuôn inox, khuôn nhựa cho tổ đẹp

Như chúng ta đã biết tổ yến có một số loại hình khác nhau phổ biến là tổ yến khô còn nguyên tổ và tổ yến tươi. Do đó cách bảo quản tổ yến cũng sẽ phụ thuộc vào loại hình tổ yến mà chúng ta muốn bảo quản.  


Như chúng ta đã biết tổ yến có một số loại hình khác nhau phổ biến là tổ yến khô còn nguyên tổ và tổ yến tươi. Do đó cách bảo quản tổ yến cũng sẽ phụ thuộc vào loại hình tổ yến mà chúng ta muốn bảo quản.Việc bảo quản tổ yến đúng cách không những giữ được hạn sử dụng và còn giữ được những vi chất bổ dưỡng trong tổ yến. Vì thế nếu bạn mới mua tổ Yến thì đây đúng là đề tài bạn cần tham khảo rồi đó.





Bảo quản tổ yến thô và yến tinh chế như thế nào ?


Tổ yến nguyên tổ là loại tổ yến thô chưa được làm sạch lông và tổ Yến tinh là tổ yến sau khi đã làm sạch lông và sấy khô, hay còn gọi là tổ tổ yến nguyên chất. Các loại tổ yến này đã được sấy khô hoàn toàn và có độ giòn tan như bánh đa, thì tổ Yến sẽ để được lên đến cả 2 năm và không bao giờ bị mốc hoặc đổi màu biến chất các bạn nhé.

Thế cho nên sau khi mở hộp sử dụng bạn cần đóng nắp kín lại và cần bảo quản nơi khô ráo, tránh để ở nơi ẩm thấp không kín vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.. Các bạn ở miền Bắc cực kì chú ý vào mùa nồm nhé, hoặc ở những khu vực khác mà khi có mưa gió độ ẩm cao. Khi lấy tổ Yến ra các bạn đóng nắp kín lại ngay và cho vào tủ lạnh đừng để bên ngoài rất dễ bị nhiễm ẩm tổ Yến, khi đó sợi Yến sẽ không còn ở điều kiện bảo quản lý tưởng nữa.




Bảo quản tổ yến tươi


  Tổ yến tươi là loại tổ yến sau khi được làm sạch lông nhờ quá trình ngâm nước sẽ nở ra thành yến tươi có mùi tanh đặc trưng nhẹ nhàng mà không phải mùi tanh lòng trắng trứng. Yến tươi phải được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản được 10-15 ngày. Hoặc có Như vậy nếu tổ yến tươi hoặc đã qua chế biến thì cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp đồng thời hạn sử dụng sẽ ngắn ngày. Có một số người sẽ hỏi rằng, tại sao Yến ở trạng thái khô sẽ để được rất lâu đến tận 2 năm mà không cần bỏ tủ lạnh, sao Yến ngậm nước rồi thì không? Điều này dễ hiểu lắm, vì vi khuẩn hoạt động mạnh ở môi trường ẩm ướt.

Ví dụ chuối sấy khô, mít khô, mực khô… các thực phẩm sấy khô luôn luôn kéo dài được thời gian bảo quản hơn khi ở nguyên trạng còn độ ẩm là điều bình thường phải không ạ? Tuy nhiên nếu tổ Yến của bạn bị tăng trọng, đã có những thành phần khác bám ngoài tổ Yến như tinh đường, tinh bột, lòng trắng trứng… thì kể cả bạn bảo quản khô ráo nhất thì chúng sẽ vẫn bị mốc đổi màu và biến chất sợi Yến.

Bảo quản yến chưng sẵn


Cũng tương tự như Yến tươi, Yến hũ chưng sẵn cũng đòi hỏi phải bảo quản ở tủ mát hoặc tủ đông nếu bạn muốn kéo dài thời gian HSD lên, nhưng bạn nên để tủ đông từ 3 tháng trở lại thôi nhé. Nếu các bạn ra ngoài siêu thị hay tiệm tạp hóa sẽ rất dễ bắt gặp các loại Yến hũ có HSD lên đến 2 năm thậm chí có loại 4 năm nữa cơ, mà điều kiện bảo quản chỉ là bên ngoài trời thôi không cần để lạnh.

Chính vì thế các sản phẩm yến hũ này thường là sử dụng lượng lớn chất bảo quản, hai là lượng Yến như muối bỏ bể vì thế có vi chất dinh dưỡng đâu để vi khuẩn phát triển phải không ạ

Chuẩn bị:


- Yến đã nhặt sạch lông - Khuôn tổ yến tinh chế - Nhíp nhặt lông tổ yến - Quạt hoặc máy sấy tổ yến

Tiến hành đắp tổ yến lên khuôn đúng cách


Đắp tổ yến lên khuôn inox

Khuôn inox là loại khuôn dễ đắp hơn rất nhiều so với khuôn nhựa. Những người mới vào nghề nên bắt đầu thực hành tập tành với loại khuôn này. Đầu tiên, các bạn cần phải sắp xếp yến tinh chế đã nhặt sạch ra thành từng phần: yến vụn, yến sơ mướp; yến sợi ngắn và chân yến; cuối cùng là yến sợi dài

. Bước 1: Dùng nhíp gắp xơ mướp dải đều lên khuôn. (lưu ý: không nên dùng tay bốc từng cục đắp lên khuôn nhé, vì như vậy yến sẽ lâu khô và khô không đều).

  Bước 2: Dùng nhíp đắp phần chân yến, sợi ngắn phủ lên khuôn (lớp giữa).

  Bước 3: Dùng nhíp đắp phần sợi yến, sợi dài dải đều lên khuôn theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

  Lưu ý: Phân chân hai bên hông của khuôn ta cầ n ấn vào một chút để lúc sấy tổ yến không bị tè ra.




Đắp tổ yến lên khuôn nhựa


  Khuôn nhựa có 2 phần: phần lưng và phần bụng. Có nhiều người nghĩ rằng đắp tổ lên khuôn nhựa cũng giống như đắp tổ yến lên khuôn inox. Họ thường đắp tổ yến lên phần bụng khuôn yến rồi lấy lưng chồng lên ép lại. Tuy nhiên, đây là cách làm không hợp lý, đắp rất khó, tổ yến hay bị xẹp hoặc chảy xệ làm cho tổ không được đẹp.

 Cách đắp tổ yến lên khuôn nhựa là ngửa phần lưng khuôn tổ yến để đắp tổ, sau đó mới dùng phần bụng khuôn ép lại. Cách đắp tổ yến lên khuôn nhựa thì cũng tương tự như khuôn inox nhưng lại ngược lại thứ tự các lớp.

  Bước 1: Dùng nhíp dải sợi dài đều lên khuôn

  Bước 2: Đắp chân yến và sợi ngắn. Lưu ý: Ở giữa ta nên đắp dày hơn để khi tổ yến khô, tổ yến có mô cao tròn đẹp.

  Bước 3: Đắp xơ mướp lên khuôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét