Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Kỹ thuật, cách xây nhà nuôi yến và cách tạo mùi đảm bảo kỹ thuật nhà yến

Chim yến là một loài chim hoang dã. Có nuôi được chim yến trong nhà hay không, chúng ta cần phải xây nhà yến đảm bảo các điều kiện, yếu tố: diện tích, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…  Vì thế việc thiết kế nhà nuôi Yến là rất quan trọng, thiết kế làm sao để nhà yến đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chim yến sinh sống và phát triển.   

1. Kết cấu trong xây nhà nuôi Yến đúng

– Vùng khí hậu lạnh (dưới 26oC) kết cấu nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 27o – 29oC. – Vùng khí hậu nóng (trên 27oC kết nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 27o – 29oC). – Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động cần có sự kết hợp với hai vùng trên trong kết cấu xây dựng. Nếu không đàn yến sẽ giảm trong một tháng nào đó. Sự biến động này sẽ dẫn đến đàn yến số lượng kéo tăng hay chỉ ở mức tương đương. Với mỗi vùng khí hậu khác nhau thì cấu trúc nhà nuôi Yến cũng khác nhau:

  + Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 27oC: Phòng suốt hoặc ngăn, kích thước lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám. Mái nhà lợp ngói óp ván hoặc bằng pêtông, góc nghiêng mái 30o – 40o Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm. Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm

  + Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp dưới 26oC: Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m. Mái bằng tole, kẻm hoặc amiang cấu trúc độ dốc Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió

>> Để hiểu rõ hơn về cách chưng yến thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với lá dứa đơn giản 



2. Độ ẩm trong nhà Yến thế nào ?


Khi thiết kế và xây dựng nhà yến, phải tính đến sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ của môi trường, đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến luôn duy trì ở mức 27-290C, đây là mức chuẩn cho chim yến sinh sống, làm tổ, sinh sản và phát triển tốt. Khi thiết kế và xây dựng nhà yến, độ ẩm của một căn nhà yến đảm bảo từ 70% – 85%. Trong quá trình vận hành cần phải điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến nằm trong biên độ này.
>> Xem thêm: Cách chưng yến đường phèn hợp lí 

3. Kích thước phòng lượn cho chim yến


Nhà yến thường được thiết kế chia thành nhiều phòng, có phòng bay lượn cho chim, kích thước tối thiểu cho phòng lượn là 5x5m, kích thước ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4x4m.

4. Ánh sáng trong nhà nuôi Yến

>> Để hiểu hơn về cách chưng yến bổ dưỡng, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến hạt sen, táo đỏ đặc sắc 

  Nghiên cứu các nhà yến thành công có ánh sáng thích hợp là 0,02 – 0,2 lux. Yếu tố ánh sáng trong nhà yến đã xây dựng hoàn thiện có thể điều chỉnh bằng cách dựng các vách ngăn mềm để làm tối các góc phòng cho chim yến an tâm làm tổ yến và sinh sản, nuôi dưỡng chim con.

5. Khoảng cách lỗ ra vào cho chim yến


Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

6. Giàn khung tổ

Giàn khung tổ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có dàn khung tổ, yến sẽ làm tổ trên tường nhà, trần nhà, trên cửa ta không quản lý được. Về cơ bản yến sẽ dán tổ lên mọi nơi, nếu không có giàn khung tổ yến sẽ cho sản lượng thấp.

  – Cách đặt tính dàn khung tổ đạt yêu cầu: Loại thanh khung đủ mềm cho yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi, sạch và nhẵn để yến dễ bám tổ. Thanh khung không chứa dầu, mùi và màu chói.

  – Kích thước khung tổ: Độ dày thanh khung gỗ tốt nhất là 3cm, bề rộng 15cm cho khu vực vùng có nhiệt độ 27oC trở lên. Khu vực lạnh bề rộng 20cm. Nếu nhỏ hơn 2 kích thước trên yến sẽ đặt ức lên vành cổ, tổ bị dính lông.

  – Việc đặt giàn khung tổ có 2 cách : cổ điển và hiện đại.

+ Cách nuôi hiện đại người ta tự đặt giàn khung tạo thành hệ thống ma trận (khung ngang và khung dọc) với kích thước 30cm

* 100cm hệ thống này sẽ tạo nhiều gốc.

 + Cách lắp giàn khung: gắn thanh khung sát vào trần nhà bằng bulong hoặc định vít thẳng gốc với trần nhà (yến không thích khe hở và lung lay).





(1) cách tạo mùi đơn giản nhất

>> Tổ yến chưng với hạt sen như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến hạt sen giữ trọn vi chất 

Cách tạo mùi này đã được thực hiện từ những năm 1940 và hiện tại vẩn còn dùng. – Phân chim yến được ngâm ủ với nước trong các dụng cụ chứa theo tỷ lệ ½; 1/5 hay 1/10 ( đậy nắp hay không đều được) để tự nhiên trong 5-7 ngày. Dùng nước lắng cặn tạp chất phun lên tường, sàn nhà yến, bả nước ủ quẹt lên tường.

 – Các chất tạo mùi khác được pha loảng với nước theo tỷ lệ ½, 1/3 rồi phun lên tường, lên sàn, phun nhiều ở các góc phòng chim làm tổ. Định kỳ 7-10 phun một lần và sau đó giảm dần 10-15 ngày, khi có chim đã về ở kéo dài thời gian phun mùi 15-20 ngày và 1 tháng/lần. Sau khi chim đã về ở,việc phun mùi có thể chỉ tập trung ở những khu vực có chim về ở,lợi dụng.đặc tính chim yến thích sống bày đàn, để chim vào thăm dò tin tưởng ở lại.

 Cách tạo mùi này có nhược điểm là tốn công lao động, mùi lúc mới phun xịt thì có hiệu quả thu hút chim nhưng sau 2-5 ngày thì mùi giảm và mất đi một lượng mùi do thoát ra ngoài nhà yến qua các lổ thoát khí và lổ ra-vào, phải định kỳ tạo mùi liên tục. Tiền mùi tốn kém nhưng hiệu quả thu hút chim không cao Để khắc phục tình trạng này, hệ thống thoát khí và lấy không khí trong nhà yến để tạo sự luân chuyển không khí trong nhà yến cần được bố trí hợp lý.

 Ở Việt Nam, có nhiều nhà yến không hiểu yêu cầu này, phải sử dụng tiền mùi một cách hiệu quả, đã cho làm rất nhiều lổ thoát khí và lấy khí nên mùi sau khi tạo ra trong nhà yến hơn 80% không có hiệu quả thu hút chim.

(2) quét đậm đặc tại những khu vực trong nhà yến cần tạo mủi.


Với cách nhìn mùi nằm trong dung dịch trong đo nước chiếm 70-80% nên nếu nước bốc hơi không còn nửa hoặc còn rất ít, nước bốc hơi thể tích dung dịch mùi giảm, mùi sẽ tỏa ra và lan tỏa trong các khu vực của nhà yến Dùng dung dịch đậm đặc trộn với nhau như PW hay Tinh yến hương+Aroma quét lên thành trong lổ ra vào, một vài lằn đường trên tường nhà yến.

 Cách này tạo được mùi liên tục và có thể có hiệu quả tạo mùi luôn luôn có trong nhà yến và như nhau chênh lệch nhiều/ít không lớn lắm, mùi không bị biến đổi do pha thêm nước hay bi phân hóa trong môi trường ẩm độ cao nhưng cũng có nhược điểm là mùi vẩn bị thoát ra các lổ thông thoát khí nhiều, gần 50% mất đi không mang lại hiệu quả thu hút chim..

(3) dùng không khí sục vào trong dung dịch để đẩy khí mùi ra


Các dung dịch tạo mùi như PW (Cair, Super, Concentrate), Love potion, Hormon Liqiud, Tinh yến hương, Muritara, Aroma, SH 125 đều chứa một lượng khí mùi và mùi trộn lẩn bảo hòa nằm trong dung dịch. Một số kỹ thuật và chủ nhà yến cho rằng nếu có 1 lượng không khí đưa vào thì sẽ đẩy các khí mùi ra và họ cho pha loảng những dung dịch mùi này rồi cho bơm không khí vào, không khí hòa tan nhanh trong nước và đẩy mùi ra lan tỏa ra khắp nhà yến, mùi được đẩy ra liên tục.

 Sau một thời gian 7-10 ngày phải châm thêm dung dịch để tạo mùi tiếp tục Nhược điểm của cách tạo mùi này là phải them chi phí chạy máy bơm và mùi khí vẩn thoát ra ngoài nhà yến, tốn kém, hơn 50% mùi tạo ra không có lợi ích trong việc thu hút chim và không khí không đẩy hết mùi trong dung dịch mùi ra ngoài được vì chính bản than dung dịch là mùi nên sau một thời gian sử dụng cách này, dung dịch mùi còn lại trong thùng chứa sẽ được phun lên tường sàn nhà yến.

(4) cho nhỏ từng giọt vào hệ thống phun sương tạo ẩm  tạo mùi


  Cách làm này xuất hiện sau khi có những sản phẫm tạo mùi bán với giá cao như Love Potion, Super Pheromonos, Black Potion … Một số công ty kinh doanh vật tư ngành nuôi chim yến đã cung cấp dụng cụ nhỏ giọt khi dung những sản phẫm này. Dụng cụ như một cái van có hệ thống điều chỉnh dung lượng của dung dịch chảy qua, dung dịch này chảy vào máy phun sương ly tâm hoặc phun sương áp lực

 Ưu điểm của cách làm này mùi được tạo ra thường xuyên và lien tục trong nhà yến, có thể hàm lượng mùi không chênh lệch nhiều/it khi mùi phun ra hoặc trong thời gian ngưng hoạt động của hệ thống tạo ẩm trong thời gian ngắn nhưng nếu thời gian ngưng hoạt động kéo dài dung dịch mùi sẽ tiếp tục chảy cấp vào hệ thống tạo ẩm, mùi sẽ nặng hơn yêu cầu. Nhược điểm không tránh khỏi là mất đi một lượng mùi thoát ra khỏi nhà yến mà không tạo được lợi ích nào






(5) bơm dung dịch tạo mùi bằng van tự động cung cấp khi hệ thống tạo ẩm hoạt động


Tôi vào rất nhiều nhà yến để học hỏi thành và bại của nhà yến và lần đầu tiên tôi thấy chủ nhà yến sử dụng hệ thống tự động cung cấp dung dịch mùi vào máy phun sương tạo ẩm và hệ thống này chỉ hoạt động khi máy phun sương hoạt động, máy ngừng thì hệ thống ngắt ngưng cung cấp. Cách này gần như không làm mùi bị biến đổi, mùi cung cấp dạng đậm đặc hay pha chế theo liều lượng định sẳn vào máy tạo ẩm ngay khi máy hoạt động, mùi có liên tục và với hàm lượng tương đối theo yêu cầu,

 Khuyết điểm là khi hệ thống tạo ẩm ngưng hoạt động lâu do nhà yến đã đủ và dư ẩm ( trong mùa mưa) thì làm gián đoạn việc tạo mùi, để khắc phục tình trạng này là cần trang bị các máy tạo ẩm dùng tạo mùi chuyên biệt. Và khuyết điểm cố hửu là một lượng mùi mất đi do thoát ra các lổ thong khí.

(6) tạo mùi tập trung ở lổ ra-vào để thu hút lôi cuốn chim yến đến .


Trong số 2.700 nhà yến hiện có ở Việt Nam, tôi biết có khoảng 20-25 nhà yến được thực hiện tạo mùi tập trung ở lổ ra-vào để thu hút lôi cuốn chim đến và ở lại. Kỹ thuật thực hiện ở các nhà yến này đã tính toán thực hiện các biện pháp không cho mùi thoát ra khỏi nhà yến bằng các lổ thoát khí, lấy khí nhưng vẩn đảm bảo không khí trong nhà yến luân chuyển tốt 0,1 – 0,5 m/s. Khi không khí luân chuyển sẽ kéo theo mùi được tạo ra và thoát ra ở lổ ra-vào. Mùi tạo ra trong nhà yến sẽ liên tục tập trung tại lổ ra-vào và đẩy thoát cuốn ra ngoài.

Âm thanh từ những loa dội, loa phóng, loa lục giác cuốn hút chim đến và không có lý do gì chim có thể cưởng lại không vào ghé thăm nhà yến vì mùi sinh cảnh hất vọng đến khứu giác của chim xác nhận nơi đây có nhiều bày đàn đồng loại đã cư trú. Các kỹ thuật tạo mùi bằng nhiều cách như đã trình bày để tạo mùi liên tục, có nhà yến họ sử dụng hệ thống quậy đảo trong hồ bể ủ phân chim yến và dung dịch mùi. Các kỹ thuật đã khắc phục được nhược điểm mất 50-80% mùi thoát ra ngoài không mang ích lợi cho nhà yến, họ tập trung toàn bộ mùi, toàn bộ tiền mùi để lôi cuốn chim về.

Kết quả trong thời gian ngắn 6 tháng đến một năm, theo cách này, tùy theo vùng của nhà yến xây dựng, có thể thu hút số lượng chim nhiều gấp đôi, gấp ba lần theo cách tạo mùi thông thường. Sau khi thu hút lôi cuốn được số lượng chim về ở tốt, mùi tự có từ phân chim yến thải ra đủ sức thu hút chim yến, những kỹ thuật này cho nhà yến hoạt động trở lại bình thường. Mùi là tiền, quan niệm mất đi phải được bảo toàn là thu hút được chim yến về, nên các nhà kỹ thuật, các chủ nhà yến luôn sáng tạo nghiên cứu tìm những cách tạo mùi trong nhà yến tối ưu nhất, thu hút hiệu quả nhất

. Khi làm được điều này, các kỹ thuật, chủ nhà yến sẽ không tính toán thiệt hơn, phó mặc buông xuôi cho nhà yến thất bạihay kéo dài thời gian chim về , và tiền mùi mất đi có hiệu quả tương xứng chim về ở… khi các điều kiện khác được chuần bị đầy đủ đạt yêu cầu kỹ thuật nhà yến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét