Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Nuôi chim yến trong nhà chim mồi -thực phẩm quý giá

Một ngôi nhà trống không có người ở cũng có thể làm nơi nuôi chim mồi, khi điều kiện môi trường xung quanh phù hợp với cuộc sống của chim mồi. Tiếp đến, nơi này sẽ có thể dùng để nuôi yến bằng cách để trứng yến nở trong tổ của chim mồi.


Nhà chim mồi - C.linchi


Như vậy ngôi nhà trống này lúc đầu chỉ là nơi ở của chim mồi c.linchi, về sau sẽ trở thành nhà yến. Vấn đề là làm sao để chim yến con nở ra trong ngôi nhà đó cảm thấy quen thuộc và thích thú cư ngụ, thì chủ ngôi nhà phải bố trí để ngôi nhà có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp.

Cải tạo nhà chim mồi


Khi tiến hành cải tạo lại ngôi nhà của chim mồi thành nhà yến ta cần tiến hành xử lý một cách cẩn thận và dần dần. Nếu làm theo cách thô thiển vội vã, thì chim mồi tuy đã sống ở đó cũng sẽ bay đi và không trở về nữa. Điều này sẽ rất tai hại cho người nuôi chim.

 Muốn can thiệp một cách nhẹ nhàng vào nhà chim mồi, thì việc cải tạo lại ngôi nhà sẽ thực hiện theo phương pháp từng bước, tới mức chim mồi ở trong nhà không cảm thấy bị xáo trộn. Khi tiến hành xây dựng lại ngôi nhà, ngoài việc phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đời sống của chim yến còn phải chú ý đến gỗ và vật liệu xây đựng, nói chung là phải hết sức cẩn thận không để sai sót.





Thùng nuôi chim con


Thùng nuôi chim con Ngôi nhà mới xây này làm ra ngoài nhà cũ của chim mồi, làm từ từ cho đến khi ngôi nhà cũ của chim mồi nằm vào trong tường của ngôi nhà mới xây. Nếu điều kiện của ngôi nhà mới thích hợp với vi tập quán của chim mồi, thì từng bước chim mồi sẽ bay vào, làm tổ và cư trú ở trong. Khi trong ngôi nhà mới đó có khoảng 100 cặp chim mồi sinh sống và làm tổ, thì ngôi nhà cũ sẽ được dỡ bỏ dần dần.

Tháo dỡ nhà chim mồi


Việc tháo dỡ ngôi nhà phải thực hiện cẩn thận và từng bước, ban đầu không tháo gỡ tất cả, đầu tiên làm ở phần dưới, gỡ tách mở ra từng mảng tường. Mỗi ngày cắt mở một ít, hết phần này đến phần khác, dần dần tất cả phần tường sẽ được lấy đi, lộ ra cái khung từ trên mái xuống.  

 Cũng cần thiết phải chú ý, quá trình tháo gỡ nhà chim mồi phải thực hiện vào thời gian ban ngày lúc chim đi ra ngoài kiếm mồi, khoảng từ 9h00-15h00. Phải làm cẩn thận để không ảnh hưởng đến chim yến. Nếu cách tổ chức hoạt động là tốt và hợp lý thì chim mồi sẽ đến nhà mới và làm tổ vào mùa vụ đẻ trứng. Sau đó trứng của chim mồi sriti sẽ được lấy đi và thay trứng của chim yến vào đó, từ đấy trong tổ này sẽ không nở ra chim mồi con nữa.

Thay thế trứng


Trong quá trình thay thế trứng, cần tránh cầm trực tiếp vào trứng để không có “hơi người”, vì điều này sẽ khiến chim mồi không muốn ấp trứng, cần phải lấy trứng, thay đảo trứng bằng cái thìa hoặc giấy mỏng mềm. Trước khi thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến cũng phải đo đạt kích thước tổ chim mồi để tính toán nên cho ấp 1 hay 2 trứng.

Trường hợp tổ chim mồi nhỏ hơn hoặc tương đương với tổ yến, nếu ta cho ấp 2 trứng yến, thì khi chim nở ra hai con yến con và lớn lên, tổ sẽ bị chật. Như vậy, một con yến có thể bị rơi ra và chết. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho chủ nhà. Nếu cả hai con yến con cùng lớn lên và không bị rơi thì đòi hỏi chim mồi mẹ phải tốn nhiều thời gian và năng lượng để nuôi chim con hơn. Chim yến con sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh, sẽ sản xuất ra nước bọt đủ để làm ra những tổ yến tốt.





Cách xây lại nhà chim mồi thành nhà yến


Ánh sáng được bố trí thích hợp với đời sống của chim yến. Từ khi trứng yến nở cho tới khi chim con 40-42 ngày tuổi có thể bay được, thì không cần đóng cửa và nhà chim khá sáng. Với cách đóng bớt cửa để làm tối phòng, chim mồi sriti sẽ vội vã rời chỗ đến nơi sáng hơn hoặc tìm kiếm nhà mới thích hợp hơn.

Trong thời gian này chim yến con nở ra sẽ ở thường xuyên trong ngôi nhà tối. Để chim yến con quen và muốn về làm tổ thì phải canh gác xung quanh để phía ngoài yên tĩnh, bởi vì yến thích ở nơi yên tĩnh. Ngoài ra cần phải loại bỏ địch hại và sâu bọ gây hại cho chim, để nó cảm thấy không bị phiền nhiễu

Tổ yến tại Việt Nam:


Loài yến có tổ ăn được ở nước ta loài yến Hàng ( yến tổ Trắng) có tên khoa học là Aerodramus Fuciphagus Germani. Tổ chim yến Hàng được làm từ chính nước bọt của chúng để nuôi con 02 lần/năm, thời gian làm tổ là từ trước Tết Nguyên Đán và khoảng giữa tháng Chạp cho đến Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch).

Ngành Đông y gọi nước dải của Tổ chim Yến là "Tâm dịch", "Ngọc dịch" hay "Huyền hương". Tại Việt Nam chỉ bốn nơi có Tổ yến là: Khánh Hòa, Bình Định, Hội An (Quảng Nam) và Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) và được phân bổ theo vùng địa lý (Tổ yến quanh vùng Cù Lao Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Tổ yến quanh vùng Quy Nhơn – Nha Trang - Cam Ranh).

Thành phần dưỡng chất trong tổ yến


1. Dưỡng chất: - Protein: 50% - 63% (hàmlượng đạm cao, lượng mỡ (lipit) là 0%). - Hexozamin: 12,5% - Calactozamin: 8,6% - Glucozamin: 7,2% - Heoza: 16,9% - Galactoza: 5,3% - Fucoza: 0,7% - Acid sialic: 8,6% kích thích sinh trưởng tế bào.>

2. Khoáng chất: Cu: 5,8%; Fe: 27,9%; Zn: 1,88%

3. Nguyên tố đa vi lượng: Sắt (Fe); Nhôm (Al); Silic(Si); Kẽm (Zn); Maggie (Mg).

 4. Acid amin:

 - Glycine: 1,99% có tác dụng tốt và làm đẹp da.

 - Valine: 4,12% giúp hỗ trợ nhanh lành các tế bào cơ và tái tạo tế bào mới.

 - Leucine: 4,56% giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.

 - Isoleucine: 2,04% giúp phục hồi nhanh sức khỏe trong và sau khi bệnh.

 - Threonline: 2,69% tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thu các dưỡng chất..

 - Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp.

 - Proline: 5,27% tăng cường việc phục hồi các cơ, mô và da.

 - Acid aspartic: 4,69% giúp tăng trưởng tế bào.

 - Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thu Canxi giúp xương chắc khỏe.

 - Tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

 - L-arginineL: 11,4% giúp cải thiện tình dục tốt. 





Tác dụng của tổ yến


- Các nhà y học cổ truyền nổi tiếng như Lý Thời Trân, Hải Thượng Lãn Ông đều thừa nhận tác dụng trị bệnh của Tổ tổ yến là một loại thuốc quý được thiên nhiên ban tặng, có vị ngọt tính bình, có công dụng tác động vào hai kinh phế và vị giúp nuôi phế âm, tiêu đờm hết ho, dễ chữa hư yếu, sốt, hen suyễn, dạ dày… Đối với người ốm, phụ nữ mang thai sau sinh, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, người già… thì tổ yến như vị thuốc tiên.

 - Các nhà khoa học nghiên cứu trên thế giới đều đã chứng minh, tổ yến có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đặc biệt trong Tổ yến có chất kích thích tổng hợp DNA hàng loạt tế bào vi sinh vật…Có hàm lượng khá cao, những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hoạt động thần kinh (Mg), tác động hoạt hóa cho nhiều ensime trao đổi chất dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển tuyến sinh dục (Zn).

 - Các nghiên cứu thực nghiệm tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Quốc gia Hà Nội cho thấy Tổ Yến không làm tăng nhanh trọng lượng cơ thể nhưng làm tăng cường rõ rệt sức mạnh cơ bắp, tác dụng giải độc và tăng cường khả năng chống phóng xạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét