>> Để tìm hiểu kĩ hơn về cách chưng tổ yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào bằng nồi điện thông minh
1/ Chọn kỹ thuật kém với chi phí xây dựng giá rẻ
Ví dụ: ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không máy phát điện dự phòng… Việc rút ruột công trình như thế đương nhiên làm ảnh hưởng nặng nề đến nhà nuôi yến khi đưa vào hoạt động. Cũng do những kỹ thuật này tay nghề còn non kém nên việc rập khuôn máy móc, công trình cũ, không có sự cải tiến kỹ thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công.
>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với hạt sen đơn giản nhất
Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.
2/ Kỹ thuật do tự làm không có quy tắc
Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ.
>> Nên chưng yến sào với đậu xanh bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến đậu xanh đúng chuẩn
Tiêu chí 1: Nắng không nóng
Một trong số những lý do nhà yến thất bại là do nhiệt độ nhà quá nóng nực. Hầu hết đều xây dựng không dựa theo hướng gió, hướng mặt trời, không bổ sung hệ thống làm mát… dẫn đến tình trạng khi nhà nuôi yến đi vào hoạt động thì nhiệt độ tăng cao, chim yến không thể vào nhà được. Có nhiều cách để khắc phục việc nắng nóng trong nhà yến, phương thức thường được sử dụng và thuận tiện khi thi công nhất chính là xây tường hai lớp, khoảng giữa để xốp tối thiểu 3 phân. Cách xây tường này giúp nhà yến thoáng mát hơn.
Tiêu chí 2: Mưa không ồn
>> Chưng yến sào bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến thơm nhất
Chim yến là loài đòi hỏi điều kiện sống khá cao và cần môi trường sống hoang dã, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, nếu môi trường sống trong nhà yến ồn ào cũng là một yếu tố bất lợi cho việc nhà yến hoạt động. Để giảm tiếng ồn, các chủ nhà yến có thể tham khảo cách xây dựng tường cách âm, lợp mái chống ồn…
Tiêu chí 3: Thoáng không khí
Một số chủ nhà yến vì muốn đảm bảo yếu tố không lọt sáng của nhà yến mà bịt các lỗ thông hơi lại hoặc thông lệch tầng không hợp lý nhằm hạn chế ánh sáng ít nhất có thể. Tuy nhiên các làm này vô tình đã cản trở sự lưu thông của các luồng khí, làm cho nhà yến không đủ không khí. Để cải thiện tình trạng không khí bí bách trong nhà thì các chủ nhà nên sử dụng các ống thông gió chéo hoặc ống 90 kết hợp co giảm sáng… Tuyệt đối không được bịt các lỗ thông hơi, giếng trờ
Tiêu chí 4: Không lọt ánh sáng
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào mật ong thơm ngon bổ dưỡng
Ánh sáng cũng là yếu tố khá quan trọng đối với sinh hoạt của đàn chim yến. Chim yến vốn là loài ưa tối, chúng chỉ cần ánh sáng ở mức 0,02 lux, chính vì vậy nhà yến cần đảm bảo được việc “không lọt sáng”. Khi không đảm bảo được yếu tố này thì dù có đạt được các tiêu chí 1, 2, 3 thì chim yến vẫn không về làm tổ sinh sống. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo nhà yến thoáng mát thì các chủ nhà yến nên dùng các phương phá bẻ cúp đường đi của ánh sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét